Aminomethyl Propanol

aminomethyl propanol

Aminomethyl Propanol là một thành phần tổng hợp. Chất này có chức năng như một bộ đệm giúp điều chỉnh độ pH của mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Cùng TuDienLamDep tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết.

I – Nguồn gốc của Aminomethyl Propanol

aminomethyl propanol

Aminomethyl Propanol (AMP) được định nghĩa trong Từ điển và Cẩm nang Thành phần Mỹ phẩm Quốc tế là một loại rượu Aliphatic. Đồng thời, thành phần này cũng được phân loại là Alkanolamine.

Có thể thấy, cấu trúc của Aminomethyl Propanol chứa cả hai nhóm chức hydroxyl (-OH) và amino (-NH2) trên xương sống của Ankan. Chất này có thể được sản xuất tổng hợp bằng cách hydro hóa Axit 2- Aminoisobutyric hoặc Este của chúng.  Aminomethyl Propanol hòa tan trong nước và có cùng mật độ với nước.

II – Chức năng của Aminomethyl Propanol

Aminomethyl Propanol được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Thành phần này được dễ dàng tìm thấy trong kem dưỡng, nước hoa, keo xịt tóc, thuốc nhuộm… cũng như các sản phẩm chăm sóc da và tóc khác.

Công dụng chính của Aminomethyl Propanol trong công thức chính là tạo và duy trì độ pH của sản phẩm. Trong lĩnh vực hóa học, pH là viết tắt cho ‘potential Hydrogen’. Đây là khái niệm để đề cập đến mức độ acid và độ kiềm của một dung dịch. Thang đo pH dao động từ 0 đến 14. Độ pH 7 là trung tính, trong khi độ pH nhỏ hơn 7 là axit và độ pH lớn hơn 7 là cơ bản (kiềm).

Độ pH bình thường của da có tính axit nhẹ ( từ 4 đến 6). Độ pH của da được gọi là Mantle Acid và được duy trì bởi tuyến bã nhờn cũng như những lợi khuẩn tự nhiên trên da. Lớp acid trên da này cung cấp các axit amin, axit lactic và dầu để bảo vệ da hiệu quả khỏi các yếu tố gây kích ứng và lão hóa sớm từ môi trường (chất gây dị ứng, chất ô nhiễm, vi khuẩn, v.v.)

Thật sự, có rất nhiều yếu tố có thể phá vỡ lớp màng bảo vệ của các acid (cả tác động từ bên ngoài và bên trong). Tuổi tác là một nguyên nhân quan trọng. Cùng với đó là do các tác nhân như: thành phần mỹ phẩm, ánh nắng mặt trời, nước, bụi bẩn, ô nhiễm…Các tác nhân này sẽ phá vỡ màng bảo vệ acid và cản trở khả năng bảo vệ tự nhiên của da.

Cân bằng độ pH của mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da là rất quan trọng để duy trì độ pH bình thường của da. Độ pH thay đổi quá nhiều có thể dẫn đến nhiều vấn đề quan trọng như: gây kích ứng hoặc tạo cảm giác châm chích.

Một sản phẩm nếu thiên kiềm quá nhiều có thể làm mất đi lớp bảo vệ acid tự nhiên trên da. Da quá kiềm dễ phát sinh mụn trứng cá vì các acid có lợi giúp góp phần ức chế sự phát triển của vi khuẩn trên da. Ngoài ra, nếu lớp phủ acid trên da bị phá vỡ sẽ hạn chế quá trình hấp thụ dưỡng chất trên da.

Với Aminomethyl Propanol, nhà sản xuất có thể điều chỉnh độ pH trong sản phẩm, nhờ đó các thành phần được dung nạp tốt hơn.

II – Aminomethyl Propanol có an toàn không?

Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã xem xét và phê duyệt Aminomethyl Propanol được dùng như một chất phụ gia trong mỹ phẩm. Chất này là một thành phần của chất kết dính trong các công thức.

Hội đồng chuyên đánh giá thành phần mỹ phẩm CIR cũng đã tuyên bố đánh giá an toàn đối với Aminomethyl Propanol vào năm 1990. Khi đó, CIR đã khẳng định rằng chất này với nồng độ không quá 1% sẽ an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm. Tuy nhiên, theo các dữ liệu gần đây, Aminomethyl Propanol vẫn an toàn với nồng độ cao hơn 1%.

Đồng thời, Hội đồng chuyên đánh giá thành phần mỹ phẩm CIR cũng đã lưu ý Aminomethyl Propanol là hoạt chất mang tính kiềm cao. Tuy nhiên, chất này không phải là chất có khả năng gây kích ứng và cũng không phải là chất gây nhạy cảm cho da. Nhưng Aminomethyl Propanol lại có thể gây kích ứng mắt.

Năm 2007 vừa qua, CIR đã dựa trên nguồn dữ liệu mới nhất để đánh giá lại độ an toàn của Aminomethyl Propanol. Hội đồng kết luận chất này an toàn với nồng độ lên đến 7% khi sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác.

Theo EWG, Aminomethyl Propanol đạt mức 3 trên thang 10, với 1 là mức độ nguy hiểm thấp nhất.

Trên đây là thông tin về Aminomethyl Propanol. Nếu bạn có thắc mắc, hãy comment để TuDienLamDep giải đáp cho bạn nhé.

You might like

About the Author: Dương Thùy Trang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *