Polymethylsilsesquioxane

Polymethylsilsesquioxane

Polymethylsilsesquioxane là một Silicone được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác. Chất này có tác dụng như một chất tạo màng, chất điều hòa da và chất chống oxy hóa. Tìm hiểu kỹ hơn với TuDienLamDep

I – Nguồn gốc Polymethylsilsesquioxane

Polymethylsilsesquioxane là một polymer được hình thành từ quá trình thủy phân và ngưng tụ silicon methyltrimethoxysilane. Và Silicone là các polyme tổng hợp, bao gồm các đơn vị lặp lại của siloxane (silic và oxy). Và đây cũng là lí do vì sao Silicone có thể được gọi là polysiloxan.

Thông thường, hai thuật ngữ Silicone và Silicon được sử dụng nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên trên thực tế, đây là hai thành phần hoàn toàn khác biệt. Trong đó, Silicon là nguyên tố thứ 14 trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học còn Silicone luôn được sản xuất tổng hợp.

Có thể nói Polymethylsilsesquioxane là một loại nhựa hạt mịn hình cầu bao gồm các hạt rất nhỏ (kích thước điển hình từ 4 đến 6 micron). Với kích thước phân tử nhỏ cho phép chất này dễ dàng phân bố đều trong công thức.

II – Tác dụng của Polymethylsilsesquioxane

Silicone này giúp cải thiện cảm giác trên da cũng như hiệu quả của các thành phần dưỡng chất có trong sản phẩm. Những hoạt chất nỳ hoạt động như một chất dưỡng ẩm, chất điều hoà dung môi và chất phân phối trong mỹ phẩm cũng như các sản phẩm làm đẹp khác.

Không chỉ vậy, Silicone còn có khả năng giảm các triệu chứng đỏ da hoặc kích ứng do sức căng bề mặt thấp. Chất này cũng rất dễ dàng lan rộng trên da, hỗ trợ phân phối các thành phần dưỡng chất đồng đều hơn, tạo thành lớp phủ bề mặt bảo vệ da.

Thêm vào đó, Polymethylsilsesquioxane hoạt động như một tác nhân tạo màng bằng cách tạo thành một lớp mỏng trong suốt trên da. Màng này tạo cảm giác mềm mịn, mượt mà và đặc biệt không gây ra cảm giác nhờn dính hoặc bết da.

Thêm vào đó, lớp màng do Polymethylsilsesquioxane tạo ra vẫn cho phép nito và oxy đi qua, màng lọc chỉ ngăn ngừa hơi nước. Điều này đồng nghĩa với việc, lớp Silicone này sẽ hạn chế tình trạng thoát ẩm trên da, giúp cân bằng ẩm, dưỡng mịn và hạn chế khô da. Không chỉ vậy, lớp màng này còn có khả năng chống thấm nước rất cao. Đây là một trong những đặc tính cần thiết được ứng dụng trong nhiều loại kem chống nắng.

Bên cạnh đó, Polymethylsilsesquioxane cũng được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da nhờ công dụng chống lão hóa. Như đã biết, thành phần này giúp ngăn ngừa tình trạng thoát ẩm trên da. Và một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lõa hóa chính là mất ẩm.

Bằng cách luôn giữ cho da ẩm mịn, Polymethylsilsesquioxane có thể ngăn ngừa việc hình thành nếp nhăn. Và người ta thường sử dụng chất này trong các sản phẩm chăm sóc da vì chúng giúp làm đầy đặn các nếp nhăn, cho da láng mịn và trẻ trung hơn.

III – Sự an toàn của Polymethylsilsesquioxane

Sự an toàn của Polymethylsilsesquioxane và các dẫn xuất của chất này đã được đánh giá bởi Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR). Hội đồng đã xem xét dữ liệu khoa học và kết luận rằng Polymethylsilsesquioxane và các dẫn xuất của nó an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác.

Mặc dù Polymethylsilsesquioxane và các Silicone khác đã được công nhận an toàn, tuy nhiên vẫn có một số tin đồng cho rằng chất này có nhiều nguy cơ tiềm tàng khi sử dụng tại chỗ. Nhiều người cho rằng, Silicone có thể khiến tình trạng da trở nên xấu đi hoặc gây kích ứng và làm bí tắc lỗ chân lông. Tuy nhiên, đến nay các thông tin này vẫn chưa được chứng thực.

Trước tiên, cần biết rằng Silicone có kích thước phân tử rất lớn nên rất khó hấp thụ qua da. Khi một chất không thể xâm nhập vào da, chúng hoàn toàn không có điều kiện để phản ứng với các tế bào của hệ thống miễn dịch.

Chính vì thế, cần bác bỏ tin đồn Silicone có khả năng gây kích ứng. Không chỉ vậy, thông tin chất này có nguy cơ gây tích lũy sinh học cũng hoàn toàn vô căn cứ. Vì Silicone có kích thước phân tử rất lớn nên khó có thể thấm qua da để gây tình trạng tích tụ độc tố.

Cuối cùng, Silicone cũng không gây bí tắc lỗ chân lông. Chất này tuy có tạo ra một lớp màng phủ trên da, tuy nhiên nito, oxy và các chất khác vẫn có thể đi qua để trao đổi chất trừ nước. Vì thế da không bị bí tắt.

 

You might like

About the Author: Dương Thùy Trang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *