Polyethylene

Polyetylene

Polyethylene là một thành phần tổng hợp, được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác. Chất này có tác dụng như một chất kết dính, chất làm đặc, chất tạo màng, chất ổn định, nhũ tương và cũng là chất ăn mòn. Tìm hiểu kỹ hơn với TuDienLamDep trong bài viết.

I – Nguồn gốc của Polyethylene

Polyethylene lần đầu tiên được tổng hợp bởi nhà khoa học người Đức Hans von Pechmann. Chất này được vô tình tìm ra vào năm 1898 trong khi nghiên cứu Diazomethane.

Về mặt hóa học, polyetylen là một polymer được tạo thành từ các đơn vị ethylene lặp lại. Trọng lượng phân tử của polyetylen có thể thay đổi từ 198 đến 150.000, tùy thuộc vào độ dài của chuỗi.

Đồng thời, Polyetylene là loại nhựa phổ biến nhất trên thế giới. Tính đến năm 2017, có tổng cộng hơn 100 triệu tấn nhựa Polyetylene được sản xuất hàng năm, chiếm 34% tổng thị trường nhựa.

 Ngoài việc được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, Polyethylene được sử dụng rộng rãi trong các vật liệu đóng gói và trong các thiết bị y tế như chân tay giả.

II – Tác dụng của Polyetylene

Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, Polyetylene có chức năng như một chất liên kết, chất làm đặc, chất tạo màng, chất ổn định nhũ tương và chất mài mòn. Chất này được dùng rộng rãi trong hàng loạt các sản phẩm bao gồm: kẻ mắt, mascara, phấn mắt, kẻ lông mày, son môi, phấn má hồng, phấn mặt và phấn nền… cũng như các chất tẩy rửa khác.

Không chỉ vậy, Polyetylene còn được dùng như một chất liên kết các thành phần hoặc các bề mặt khác nhau. Đồng thời, chất này còn có khả năng làm đặc dựa trên việc tăng độ dày của phần lipid (dầu) trong công thức mỹ phẩm. Cùng với đó, hai nhóm hydroxyl khi được thêm vào Polyetylen sẽ tạo ra Polyethylene glycol (PEG) – một chất làm đặc phổ biến.

Thêm một chức năng nữa chính là làm chất tạo màng trong thành phần mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác. Nếu thoa Polyetylene lên da sẽ tạo nên một màng mềm mịn và trong suốt trên da. Màng lọc này sẽ ngăn ngừa nước thoát khỏi da, ngăn tình trạng mất nước.

Màng lọc được hình thành từ Polyetylene không chỉ ngăn ngừa vấn đề thoát ẩm trên da mà còn ngăn chặn sự xâm nhập của hơi ẩm từ bên ngoài vào. Nhờ vào đặc tính này, chất này được ứng dụng nhiều trong sản phẩm chống nắng.

Cuối cùng, Polyetylene cũng được sử dụng trong các sản phẩm tẩy tế bào chết và thường có dạng hạt Microbead. Những hạt nhựa nhỏ này có tác dụng tẩy sạch tế bào chết, làm mịn và làm sáng da…

Vì thế, nhà sản xuất thường sử dụng thành phần này để loại bỏ tế bào chết, các thành phần thừa, bụi bẩn và các tạp chất tích tụ khác, trả lại cho da vẻ ngoài trắng sáng và mịn màng. Đồng thời, tẩy tế bào chết còn giúp lỗ chân lông thêm thông thoáng, ngăn ngừa vấn đề mụn xuất hiện.

III – Độ an toàn của Polyetylene

Hội đồng chuyên đánh giá thành phần mỹ phẩm CIR đã phê duyệt Polyetylene an toàn để sử dụng. CIR cũng chỉ rõ, các phân tử của Polyetylen có kích thước tương đối lớn, chính vì thế khó có khả năng thấm sâu vào bên trong cơ thể. Nhưng tốt nhất vẫn nên hạn chế tiếp xúc trên diện rộng với chất này.

Xét về vấn đề hợp chất, quy trình tạo ra Polyetylene từ Ethylen  có thể tinh khiết đến 99%. Vì thế, polymer sẽ đạt đến độ tinh khiết nhất định và giảm thấp nhất nồng độ độc tố bên trong. Hơn nữa, các thí nghiệm về khả năng phát độc tính của chất này trong mỹ phẩm gần đây đều không có kết quả gì. Điều này có thể cho thấy Polyetylen hoàn toàn không gặp vấn đề gì khi dùng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác.

Trên đây là thông tin về Polyetylene. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, hãy comment để TuDienLamDep giải đáp cho bạn nhé.

You might like

About the Author: Dương Thùy Trang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *