Octinoxate – Hoạt chất chống nắng hóa học phổ biến nhất hiện nay

octinoxate

Octinoxate là cái tên không quá hiếm gặp trong các thành phần mỹ phẩm. Chất này được thêm vào thành phần công thức với mục đích gì? Liệu Octinoxate có gây nguy hiểm đối với sức khỏe người sử dụng? Hãy cùng TuDienLamDep bật mí ngay sau đây nhé.

I – Thông tin chung về Octinoxate

1. Công dụng, lợi ích và nguy hiểm của Octinoxate

Đây là một thành phần phổ biến có trong kem chống nắng và các sản phẩm chăm sóc da khác. Chất này được đánh giá khá cao về khả năng chống tia UV, kiểm soát hoạt động các gốc tự do và bảo vệ các tế bào da.

Octinoxate tồn tại ở dạng chất lỏng, không tan trong nước. Và thông thường phải cần đến chất nhũ hóa để giữ chúng không chỉ tách ra khỏi hỗn hợp.

Mặc dù thành phần này vô cùng quan trọng trong kem chống nắng nhưng Octinoxate vẫn có một số tác dụng phụ không mong muốn liên quan đến việc sử dụng lâu dài. Nếu bạn nào nhạy cảm hoặc có ý định dùng sản phẩm có chứa chất này trong thời gian dài hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia nhé

2. Nguồn gốc và cách sử dụng

Octinoxate đã được FDA chấp nhận và phê duyệt an toàn với nồng độ trên 7.5% trong kem chống nắng hoặc kem làm mờ sẹo khác. Đồng thời, chất này còn được tìm thấy trong bảng thành phần các sản phẩm  chăm sóc cá nhân khác như: dầu gội, son dưỡng, kem dưỡng ẩm cho tóc/ da, son môi…

Chất này có tác dụng bảo toàn sự ổn định của các thành phần mỹ phẩm khác, đặc biệt khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó, thành phần này dần trở thành thành phần phổ biến thường gặp trong mỹ phẩm

Tuy nhiên hiện cũng có một vài nghiên cứu chỉ ra rằng chất này nhanh xuống cấp khi dùng trong kem chống nắng hơn so với khi ở trong các sản phẩm khác. Điều này có nguy cơ làm suy giảm chất lượng trong thời gian dài như gia tăng sắc tố… Vì thế rất nhiều chuyên gia khuyến cáo nên thận trọng khi sử dụng sản phẩm chứa thành phần này.

II – Mức độ nguy hại của Octinoxate

octinoxate

Như đã đề cập phía trên, Octinoxate đã được FDA Hoa Kỳ phê duyệt an toàn với nồng độ trên 7.5%. Đồng thời, ở Nhật Bản và các Liên minh châu Âu cũng đã đặt ra chỉ số giới hạn về nồng độ cho phép của chất này. Nhưng liệu thành phần này có thật sự an toàn không?

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phần này có thể gây hại đối với động vật và môi trường. Thế nhưng, những nghiên cứu chuyên sâu về con người vẫn còn hạn chế. Hầu hết, các nghiên cứu chỉ tập trung vào phản ứng trực tiếp trên da như: phát ban, kích ứng, nổi mẩn đỏ… và vẫn chưa có kết luận nào về việc gây hại nghiêm trọng đối với sức khỏe con người.

1. Có khả năng gây mụn trứng cá

Mặc dù Octinoxate luôn được đi kèm với các thành phần chăm sóc da khác thế nhưng chất này lại có nguy cơ gây mụn trứng cá. Hiện đã có các nghiên cứu chỉ ra rằng chất này có thể gây mụn hoặc viêm da tiếp xúc ở người, nhưng chỉ giới hạn bởi số người dị ứng với thành phần này.

2. Vấn đề sinh sản

Octinoxate có nguy cơ gây ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản ở người. Chất này làm suy giảm số tinh trùng ở nam giới hoặc khiến kích thước cổ tử cung bị thay đổi. Các kết quả trên đã được kiểm nghiệm qua thí nghiệm trên động vật với nồng độ Octinoxate ở mức trung bình hoặc cao. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu trước tiếp nào trên cơ thể con người về vấn đề này

Nhiều thí nghiệm trên chuột bạch cho thấy chất này có khả năng gây rối loạn tiết tố cao, chúng khiến cách thức hoạt động của các hormone bị thay đổi. Và vì vậy có thể ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề sinh sản, thai nhi và hoạt động của tuyến giáp…

3. Những ảnh hưởng khác

Octinoxate được chứng minh có khả năng hấp thụ rất tốt qua da vào máu. Chất này đã được phát hiện trong nước tiểu con người và sữa mẹ. Nhiều luồng ý kiến nổi lên rằng dùng chất này có nguy cơ tăng ung thư vú dù vẫn chưa có bằng chứng xác thực

Các nhà sản xuất vẫn sử dụng Octinoxate trong nồng độ cho phép nhưng ở một số nơi, các cơ quan có thẩm quyền cũng đã đưa ra mức quy định riêng về hàm lượng chất này trong mỹ phẩm

4. Có nguy cơ gây hại cho môi trường

Thành phần này có khả năng tẩy trắng san hô và chúng được xác định là một trong những nguyên nhân khiến các rạn san hô trên thế giới bị chết. Và vào tháng 8/ 2015, Hawaii đã chính thức thông qua đạo luật cấm sử dụng kem chống nắng có chứa Octinoxate.

III – Có nên sử dụng Octinoxate không?

Đọc đến đây chắc cũng có rất nhiều bạn băng khoăn không biết có nên tiếp tục sử dụng kem chống nắng có chứa Octinoxate hay không? Các bạn có thể hạn chế tiếp xúc tối đa với thành phần này bằng việc đọc kỹ thành phần trước khi mua.

Nếu hầu hết các sản phẩm chăm sóc cá nhân của bạn như: son môi, kem chống nắng, dầu gội đều có chứa Octinoxate, tốt nhất bạn nên thêm cho mình những công thức khoáng chất hoặc dùng kem chống nắng vật lý thay thế. Hoặc cũng có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia về những sản phẩm không chứa Octinoxate.

Nhìn chung, với nồng độ cho phép, thành phần này hầu như không gây hại, tuy nhiên không có gì đảm bảo an toàn khi chất này tích tụ lâu ngày.

IV – Liệu có chất nào có thể thay thế cho Octinoxate không?

Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm không chứa Octinoxate thì nên cẩn trọng một chút vì không quá dễ tìm đâu. Có thể mua online sẽ dễ có sản phẩm như mong muốn của bạn nhưng hãy chắc chắn đã đọc kỹ hoàn toàn thành phần.

Không phải sản phẩm nào dán mác tự nhiên cũng nói không với Octinoxate nên hãy cẩn thận khi đọc thành phần nhé.

Đầu tiên hãy bắt đầu với việc đổi một dòng kem chống nắng mới. Mặc dù Octinoxate là chất chống nắng phổ biến và hiện đang được rất nhiều nhãn hiệu sử dụng. Tuy nhiên, hiện các kem chống nắng vật lý cũng đang rất thịnh hành. Các bạn có thể tìm một dòng thuần vật lý phù hợp với da của mình.

Thay vì Octinoxate trong công thức để đánh bật tia hại UV, các bạn có thể tìm ZnO hoặc TiO2 ở bảng thành phần. Hai hoạt chất chống nắng vật lý này cũng có khả năng hấp thụ tia mặt trời rất tốt

Octinoxate là một chất được sử dụng rất nhiều trong kem chống nắng và những sản phẩm chăm sóc cá nhân khác. Tuy nhiên không có gì chắc chắn về mức độ an toàn của thành phần này khi sử dụng lâu dài.

You might like

About the Author: Dương Thùy Trang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *