Lecithin – Chất nhũ hóa không thể thiếu trong thành phần mỹ phẩm chứa nước và dầu

Lợi ích của Lecithin

Lecithin là một trong các thành phần thường xuyên bắt gặp nhất trong mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác. Chất này có vai trò gì? Hiệu quả ra sao? Có tác dụng phụ hay không? Sau đây hãy để TuDienLamDep bật mí cùng bạn nhé

I – Lecithin là gì?

Lecithin là thuật ngữ dùng để chỉ chung các nhóm chất béo có màu vàng nâu có trong thực vật, động vật và cơ thể con người. Thành phần này được tạo thành bởi các acid béo, điển hình là hỗn hợp các diglyceride của axit stearic, palmitic và oleic liên kết với este choline của axit photphoric. Chất béo lecithin là amphiphilic nên rất ưa nước và lipophilic

lecithin

Thành phần này đầu tiên được tìm ra vào năm 1845 bởi nhà hóa học và dược sĩ người Pháp Theodore Gobley từ lòng đỏ trứng. Ngoài ra chất này cũng có thể được tìm thấy trong sữa đậu này, hạt cải dầu, hạt bông, hạt hoa hướng dương và hải sản

Lecithin thường được sử dụng để làm mịn kết cấu thực phẩm, bột hòa tan, chất nhũ hóa, hóa lỏng các hợp chất đồng nhất và hạn chế tình trạng kết dính. Đồng thời chất này cũng được bán dưới dạng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng không kê đơn giúp cải thiện sức khỏe và tốt cho tim mạch. Chất này còn có tác dụng hỗ trợ các chức năng về nhận thức như: duy trì trí nhớ, tăng khả năng suy luận logic. Hỗ trợ chống viêm và giảm sưng các mô bên trong

Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác, hoạt chất còn được sử dụng có tên là Lecithin hydro hóa. Lecithin hydro hóa là sản phẩm hydro hóa có kiểm soát (bổ sung hydro) của Lecithin.

II – Lợi ích của Lecithin

 Lợi ích của Lecithin

1. Đối với sức khỏe

✎ Giúp giảm cholesterol:

Đây là lợi ích nổi tiếng nhất của thành phần. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chất này có khả năng làm tăng cholesterol HDL (có lợi) và giảm cholesterol LDL (có hại) trong máu.

Và Lecithin có trong đậu nành giúp đeo lại hiệu quả lớn đối với những người điều trị tình trạng tăng hàm lượng Cholesterol trong máu

✎ Cải thiện sức khỏe tim mạch:

Thành phần này còn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch rất hiệu quả, đặc biệt đối với những người cao huyết áp hoặc bị bệnh tim

Đồng thời đậu nành cần nhiều thời gian để tiêu hóa, chính vì thế có thể kéo dài thời gian no hơn.

✎ Hỗ trợ bà mẹ cho con bú:

Các chuyên gia khuyên rằng các mẹ bỉm sữa nên dùng thành phần này như một giải pháp giúp ngăn ngừa tình trạng tắc sữa. Chất này có tác dụng làm thông ống dẫn sữa bên trong bầu vú của các mẹ

✎ Giúp cải thiện hệ tiêu hóa:

Lecithin đã được thử nghiệm ở những người bị viêm loét đại tràng để cải thiện tình trạng tiêu hóa của họ. Khả năng nhũ hóa của lecithin góp phần vào phản ứng dây chuyền giúp cải thiện chất nhầy trong ruột, làm cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn và bảo vệ lớp màng lót mỏng của hệ tiêu hóa.

Ngay cả khi bạn không bị viêm loét đại tràng, các bạn cũng có thể sử dụng thành phần này nếu mắc hội chứng ruột kích thích hoặc một tình trạng khác ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bạn.

✎ Hạn chế triệu chứng mất trí nhớ:

Lecithin chứa choline, đây là chất hóa học não bộ sử dụng để giao tiếp và tư duy. Nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu choline có giúp trí giúp trí nhớ tốt hơn và cải thiện tình trạng bệnh Alzheimer .

Đồng thời chất này còn cải thiện các chức năng khác của não. Nhiều người đã đưa là một nghi vấn liệu có thể dùng thành phần này để điều trị bệnh thần kinh hay không. Và nghiên cứu về vấn đề này hiện đang rất được kỳ vọng

2. Đối với da

Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác, Lecithin có chức năng như một chất làm mềm, chất nhũ hóa và giúp tăng cường khả năng thâm nhập vào da.

Chất này khi thoa tại chỗ có khả năng giúp làm mềm và làm dịu da.

Nồng độ axit béo cao cho phép thành phần này tạo ra một rào cản trên da giúp hút ẩm hiệu quả. Với đặc tính này, Lecithin chính thực trở thành thành phần tuyệt vời không thể thiếu trong các loại kem phục hồi, kem dưỡng cho da yếu, da bị tổn thương.

Ngoài ra chất này còn được dùng trong các sản phẩm chăm sóc và phục hồi tóc nhờ vào đặc tính là mềm hiệu quả

Mặc dù khả năng hòa tan trong nước của Lecithin thấp, nhưng chất này lại có chức năng như một chất nhũ hóa tuyệt vời. Và chất nhũ hóa là thành phần đặc biệt cần thiết cho các sản phẩm có chứa cả nước và dầu.

Bởi khi lắc đều thì nước và dầu có thể hòa lẫn vào nhau, tuy nhiên một lúc sau hiện tượng phân tách sẽ diễn ra. Chính vì thế cần một chất nhũ hóa để ngăn ngừa tình trạng này

Thêm vào đó, thành phần này còn là chất giúp tăng cường khả năng thấm của sản phẩm vào da tốt. Chúng có khả năng thâm nhập sâu vào các lớp biểu bì dưới da và giúp các hoạt chất khác thấm tốt hơn.

Khi ở trong dung dịch nước, phospholipid của Lecithin có thể tạo thành liposome – một cấu trúc hình cầu chứa các chuỗi acyl ở bên trong. Cấu trúc cầu này sẽ bắt lấy các dưỡng chất khác và đưa chúng vào lớp biểu bì bên dưới.

Đặc tính này của Lecithin cũng được ngành công nghiệp dược phẩm sử dụng giúp tăng cường sự xâm nhập của thuốc qua da và qua các màng sinh học khác, chẳng hạn như ruột, buccal, trực tràng và mũi.

III – Tác dụng phụ của Lecithin

lecithin từ đậu nành

1. Đối với sức khỏe

✎ Gây dị ứng:

Vì Lecithin có nguồn gốc đậu nành và chúng rất giàu protein nên có thể gây dị ứng đậu nành ở một số người. Tuy nhiên, những người bị nhạy cảm với đậu tương không có dấu hiệu phản ứng với Lecithin có trong đậu nành.

Lecithin chứa các protein liên kết với Immunoglobulin E (IgE). Khi các protein này liên kết với các kháng thể của hệ thống miễn dịch, các kháng thể này phản ứng gây dị ứng và có thể dẫn đến khó chịu tiêu hóa. Những người bị dị ứng đậu nành nên thận trọng ngay cả với các sản phẩm có chứa Lecithin có nguồn gốc khác.

✎ Gây đông máu:

Một nghiên cứu được tiến hành trong 15 ngày với 60 bệnh nhân cho thấy nếu dùng một lượng Lecithin đậu nành nhất định hàng ngày có thể làm gia tăng sự đóng cục tế bào máu (kết dính tiểu cầu).

Tiểu cầu máu có trách nhiệm niêm phong các mạch máu bị tổn thương. Tuy nhiên, nếu tăng hoạt động của tiểu cầu trong máu các bệnh có thể gây ra liên quan đến bệnh tim mạch.

✎ Gây vô sinh ở nam giới:

Các sản phẩm từ đậu nành, bao gồm Lecithin đậu nành, có chứa hormone thực vật phytoestrogen và hormone này hoạt động tương tự như hormone estrogen của con người.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm với chuột bạch mang thai bằng cách thêm phytoestrogen vào chế độ ăn uống của chúng. Và về sau nhận chuột đực có số lượng tinh trùng thấp hơn và mất cân bằng hormone so với những con đực cùng loài

✎ Tích tụ chất béo:

Lecithin thúc đẩy sản xuất và lưu trữ chất béo trong các tế bào chuột bạch. Tương tự vậy, các tế bào gan của con người cũng bắt đầu tích tụ chất béo khi được đưa vào Lecithin.

2. Đối với da

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt Lecithin an toàn để có thể bổ sung trực tiếp vào thực phẩm.

Đồng thời, sự an toàn của Lecithin và Lecithin hydro hóa cũng đã được đánh giá bởi Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR). CIR căn cứ, đánh giá dựa trên các dữ liệu khoa học và kết luận rằng 2 hoạt chất này an toàn để sử dụng trong các sản phẩm

Tuy nhiên, Hội đồng chuyên gia CIR cũng đã khuyến cáo thêm về nồng độ cho phép của hoạt chất trong mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác

Vì Lecithin có chức năng tăng cường khả năng thâm nhập nên cần thận trọng khi công thức sản phẩm có chứa các thành phần có thể gây hại. Bởi một khi các chất này được hấp thụ qua hàng rào bảo vệ da sẽ gây ảnh hưởng xấu đến da.

Và một số người có thể bị dị ứng với Lecithin có nguồn gốc từ đậu nành, trứng và sữa… Đây đều là những thực phẩm gây dị ứng phổ biến. Chúng có thể kích ứng chỉ với nồng độ nhỏ hơn hoặc bằng 15%.

Lecithin là một chất thường thấy trong mỹ phẩm và những sản phẩm chăm sóc cá nhân khác. Chất này có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với da và sức khỏe. Tuy nhiên cần thận trọng với liều lượng và các trường hợp dị ứng dễ gặp.

You might like

About the Author: Dương Thùy Trang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *