Bạn đã biết gì về Fragrance trong bảng thành phần mỹ phẩm?

Nếu bạn là một tín đồ chân chính của hội những người đam mê làm đẹp thì chắc hẳn cũng biết ít nhiều về thành phần làm đẹp. Vậy bạn đã từng nghe qua Fragrance (hương liệu) trong mỹ phẩm hay chưa? Đây là gì và công dụng ra sao? Hãy cùng khám phá ngay sau đây nhé!

1. Fragrance là gì? Có thể thấy ở đâu?

fragrance in cosmetics

Theo như định nghĩa của FDA: Fragrance (hương liệu) chính là sự kết hợp của các hóa chất tổng hợp, có tác dụng tạo hương thơm hoặc mùi hương cho các sản phẩm. Thành phần để tạo nên chất này có thể lấy từ dầu mỏ hoặc các nguyên liệu tự nhiên khác.

Đa phần, các công ty sản xuất nước hoa hoặc hương liệu sẽ mua Fragrance từ các công ty chuyên sản xuất để nghiên cứu và tạo nên hương thơm độc quyền của mình.

Bên cạnh đó còn có hỗn hợp các chất hóa học tạo Fragrance, nước hoa, hương liệu colognes, thuốc nhuộm, chất ổn định, chất hấp thụ tia UV…

Tuy nhiên, các thành phần này không phải lúc nào cũng được liệt kê đầy đủ trong bảng thành phần sản phẩm. Các công ty thường ghi là nước hoa hoặc hương liệu tổng hợp thay vì công thức chỉnh để bảo mật bí quyết riêng của thương hiệu.

Fragrance thường thấy trong các sản phẩm chăm sóc hàng ngày như dầu gội, sữa tắm, nước hoa, tinh dầu, hương liệu…  Thành phần này được thêm vào giúp tạo mùi hương hoặc hương thơm đặc trưng cho sản phẩm và tương tự chúng cũng được ghi chú trong bảng thành phần là nước hoa hoặc hương liệu.

sản phẩm chứa hương liệu

Bạn có thể nhận biết hương liệu trong mỹ phẩm bằng cách kiểm tra thành phần. Hương liệu sẽ xuất hiện dưới các tên gọi: Fragrance, perfume (nước hoa), parfum, tinh dầu, aroma (hương liệu)

2. Cách làn da của bạn phản ứng với Fragrance

Các loại hương liệu sẽ thông qua phản ứng bay hơi để bung tỏa hương thơm ra bên ngoài. Tuy nhiên, phản ứng tự nhiên này lại vô tình gây ra nhiều mẫn cảm trên da như kích ứng hoặc nổi mẩn đỏ. Không riêng gì với những người da nhạy cảm, kể cả tuýp người da thường cũng rất dễ gặp các phản ứng này.

cách làn da phản ứng với fragrance

Thế nhưng nhiều người vẫn không hề để ý đến tác động của hương liệu với da của mình. Đơn giản vì bạn không hề bị dị ứng hay phát ban đỏ. Tuy nhiên một điều cần lưu ý là không phải hương liệu chỉ ảnh hưởng trực tiếp trên bề mặt da. Chất này có thể gây hại từ bên trong và lâu dần, da của bạn sẽ bộc phát những vấn đề nghiêm trọng vốn không ngờ đến.

Bạn có thể liên hệ với tác động của ánh nắng mặt trời lên da để dễ tưởng tượng hơn. Ban đầu bạn vẫn tưởng da mình chỉ xuống tone và bị cháy nắng nhưng lâu dần đây có thể là nguy cơ dẫn đến việc ung thư da. Như vậy, hãy cân nhắc với các sản phẩm có chứa Fragrance cũng như việc đi ngoài trời mà không dùng kem chống nắng vậy.

3. Vậy tại sao nhiều sản phẩm lại có chứa Fragrance?

fragrance

Câu trả lời vô cùng đơn giản, vì hầu hết mọi người đều có xu hướng ưa chuộng những sản phẩm chăm sóc cơ thể có hương thơm. Chính vì nắm bắt được thị hiếu và tâm lý tiêu dùng của khách hàng, các công ty, doanh nghiệp nhu yếu phẩm đều thêm hương liệu vào thành phần như mị lực thu hút thị trường.

Mặc dù không phải lúc nào cũng cần thiết, nhưng không thể phủ nhận Fragrance giúp át đi các mùi khó chịu của sản phẩm hoặc trung hòa về mùi giúp người dùng cảm thấy dễ chịu hơn. Đối với các mặt hàng chiết xuất 100% tự nhiên, nếu bảo quản trong hủ lâu ngày có thể gây mùi khó chịu và việc sử dụng hương liệu chính là giải pháp vô cùng lý tưởng để tạo hương thơm lâu dài.

Bên cạnh đó, bạn có thể bắt gặp rất nhiều tinh dầu thực vật hoặc chiết xuất tự nhiên có lợi cho da trong thành phần mỹ phẩm. Nhưng hầu hết chúng đều không có mùi hương.

Bạn có thể bắt gặp các thành phần dưới đây trong hầu hết các sản phẩm chăm sóc da:

  • Fragrance
  • Parfum/ Nước hoa/ Hương liệu
  • Linalool
  • Citronellol
  • Cinnamal
  • Limonene
  • Tinh dầu hoa Huệ
  • Eugenol
  • Tinh dầu hoa Lavender
  • Chiết xuất hoa Hồng
  • Dầu Bergamot
  • Dầu Ylang-ylang
  • Chanh
  • Lime
  • Cam
  • Quýt
  • Bạc Hà
  • Spearmint
  • Khuynh Diệp
  • Quế

Vậy mũi của bạn có nhận biết được các mùi này không?

Trớ trêu một điều rằng mũi chúng ta lại thường không nhạy lắm với những hương thơm tự nhiên, an toàn và không gây kích ứng như: vani, dưa leo, hạnh nhân, bơ, ca cao, dừa… Các hương này thường bị mùi của sản phẩm lấn át và hương chúng ta ngửi được vốn chỉ là Fragrance được thêm vào.

Tuy vậy nhưng, trong mỹ phẩm vẫn chứa một số thành phần vừa có lợi cho da vừa có hương thơm dễ chịu. Ví dụ có thể kể đến chất chống oxy hóa, các bạn có thể ngửi mùi để nhận biết nồng độ của chất này trong mỹ phẩm.

Vậy là chúng ta vừa khám phá thêm một cái tên trong bảng thành phần mỹ phẩm cũng như nhu yếu phẩm thường gặp – Fragrance. Hy vọng các thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về chất này mỗi khi mua hàng nhé.

You might like

About the Author: Dương Thùy Trang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *