Cái nhìn toàn vẹn từ A- Z về Talc

Talc là thành phần rất thường gặp trong nhiều sản phẩm tiêu dùng và đặc biệt là mỹ phẩm. Vậy chất này là gì? Có tốt không và liệu có ảnh hưởng gì đến cơ thể? Hãy cùng tìm hiểu từ A- Z về Talc ngay nhé.

I/ Talc là gì?

talc là gì

Chúng ta có 3 cách để định nghĩa về talc:

  • Talc là một khoáng chất: hợp nhất này là silicat magie ngậm nước.
  • Talc được biết đến như một loại đá có tên gọi là steatite hoặc soapstone bao gồm các khoáng vật Talc và thường được kết hợp với các khoáng vật khác như chlorite và carbonate.
  • Talc là một hợp chất công nghiệp thô ở dạng bột và được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực. Hợp chất này cũng là một thành phần có trong mỹ phẩm, thường được sử dụng trong phấn rôm và đây được cho là ứng dụng nổi bậc và rộng rãi nhất của Talc nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực dùng chất này với hàm lượng nhỏ nhất.

II/ Bột talc và sự thực về việc gây ung thư

1/ Vì sao bột Talc được cho rằng gây ung thư?

bột Talc được cho rằng gây ung thư

Bột talc được làm từ talc, đây là một khoáng chất được tạo thành chủ yếu từ các nguyên tố magie, silic và oxy. Talc hấp thụ độ ẩm tốt và giúp giảm ma sát, đồng thời vô cùng hữu ích cho việc giữ cho da khô thoáng và giúp ngăn ngừa phát ban. Nó được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm mỹ phẩm như bột phấn cho em bé và người lớn và phấn kem trên khuôn mặt, cũng như trong một số sản phẩm tiêu dùng khác.

Ở dạng tự nhiên Talc có chứa một chất gọi là asbestos, chất này được biết là sẽ gây ung thư phổi nếu như hít phải. Tất cả các sản phẩm ở Hoa Kỳ đã được có chứa talc hầu hết đã bắt đầu không sử dụng asbestos từ năm 1970.

Hầu hết các mối liên hệ giữa Talc và bệnh ung thư đều tập trung vào:

  • Những người thường xuyên tiếp xúc với Talc ngay tại nơi làm việc có khả năng mắc phải bệnh ung thư cao hơn, ví dụ như thợ mỏ Talc.
  • Nếu phụ nữ thường xuyên sử dụng các sản phẩm có chứa Talc tại cơ quan sinh dục sẽ làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng

2/ Thí nghiệm về khả năng gây ung thư của bột Talc

thí nghiệm về Talc và ung thư

Khi bàn về vấn đề liệu bột Talc có khả năng gây ung thư hay không cần phải chú trọng phân biệt giữa Talc có chứa asbestos và Talc không có chứa asbestos. Nếu chất có chứa asbestos thì đã được chứng minh khả năng gây ung thư nếu như hít phải. Loại này thường bị cấm và không cho phép sử dụng, bằng chứng chính là các sản phẩm có chứa Talc nhưng không kèm theo asbestos vẫn được sử dụng rộng rãi hiện nay.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu hai thí nghiệm để tìm hiểu khả năng gây ung thư của các chất này:

– Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: Tất cả các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm các động vật được tiếp xúc với chất này với một liều lượng rất lớn để xem chúng có khả năng tạo ra các khối u hoặc các vấn đề sức khỏe khác hay không.

Đồng thời, các nhà khoa học cũng tiến hành thí nghiệm trên các tế bào để khảo sát liệu chất này có gây ra thay đổi trên các tế bào ung thư hay không.

Các kết quả này không hoàn toàn chính xác tuyệt đối bởi không được trực tiếp tiến hành trên con người. Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm là phương pháp tốt nhất để cho thấy khả năng gây ung thư của Talc.

Nghiên cứu trên con người: Là một  loại nghiên cứu khác nhìn vào tỷ lệ ung thư ở các nhóm người khác nhau. Đây là nghiên cứu dựa trên tỷ lệ mắc phải ung thư giữa nhóm người không tiếp xúc với Talc là nhóm người thường xuyên tiếp xúc với chất này. Hoặc cũng có thể so sánh với tỷ lệ ung thư trong tổng người dân nói chung.

Tuy nhiên loại nghiên cứu này cũng rất khó cho kết quả chính xác vì có rất nhiều các yếu tố khác có thể gây ảnh hưởng và dẫn đến ung thư.

Trong hầu hết các trường hợp, không phải loại nghiên cứu nào cung cấp đủ bằng chứng, do đó, các nhà nghiên cứu thường xem xét cả dựa trên các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên cả con người và nghiên cứu khi cố gắng tìm ra nguyên nhân gây ung thư.

3/ Kết quả của nghiên cứu

– Thí nghiệm động vật

Bao gồm các thí nghiệm trên cơ thể động vật ( chuột, hamsters) với các bột Talc có chứa asbestos. Tuy nhiên kết quả cho thấy lại hoàn toàn khác nhau, một loài cho thấy có các khối u và tế bào ung thư trong khi loài khác lại không thấy có bất kỳ dấu hiệu nào.

– Nghiên cứu ở người

Ung thư buồng trứng

Talc và ung thư buồng trứng

Người ta cho rằng bột talc có thể gây ung thư trong buồng trứng nếu các hạt bột (áp dụng cho vùng sinh dục hoặc băng vệ sinh, màng ngăn, hoặc bao cao su) đi qua âm đạo, tử cung và ống dẫn trứng vào buồng trứng.

Nhiều người nghiên cứu ở phụ nữ đã xem xét mối liên hệ giữa Talc và ung thư buồng trứng và kết quả cho ra vô cùng khác nhau. Một số cho rằng có khả năng gây ung thư còn số khác lại cho ra kết quả ngược lại.

Nhiều nghiên cứu về bệnh chứng đã cho thấy có sự gia tăng rất nhẹ về khả năng gây ung thư tuy nhiên các nghiên cứu này thường không khách quan bởi chúng dựa nhiều vào trí nhớ của con người về việc sử dụng Talc vào nhiều năm trước đó. Đồng thời cũng có một số nghiên cứu khách quan cho ra kết quả không thấy có bất kỳ dấu hiệu gia tăng nguy cơ gây bệnh nào và đồng thời cũng xuất hiện những báo cáo cho thấy nguy cơ gia tăng hạn chế.

Đối với cá nhân của từng phụ nữ, nếu có nguy cơ gia tăng bệnh ung thư thì tỉ lệ này cũng rất nhỏ. Tuy nhiên, talc được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm, vì vậy điều quan trọng là phải xác định xem nguy cơ gia tăng có thực hay không. Và các nghiên cứu tiếp tục được tiến hành.

Ung thư phổi

Talc và ung thư phổi

Một số nghiên cứu trên thợ mỏ và thợ nghiền talc đã cho thấy tăng nguy cơ ung thư phổi và các bệnh hô hấp khác, trong khi những người khác không phát hiện nguy cơ ung thư phổi. Tuy nhiên các nghiên cứu này lại bất cập bởi các Talc này còn ở dạng tự nhiên nên có chứa rất nhiều asbestos và một số hợp chất khác trong khi Talc tinh chế hoàn toàn không hề có các chất này trong thành phần các sản phẩm tiêu dùng.

Đồng thời khi làm việc dưới lòng đất, thợ mỏ cũng có thể tiếp xúc với các chất khác có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư phổi, chẳng hạn như radon.

Hiện tại vẫn chưa có báo cáo nào cho thấy nguy cơ tăng khả năng ung thư bởi các Tacl có trong mỹ phẩm.

Các loại ung thư khác

Bột Talc và ung thư

Việc sử dụng Talc hoàn toàn không liên quan chặt chẽ đến các loại ung thư khác, mặc dù không phải các mối liên hệ này đã được tiến hành nghiên cứu rộng rãi.

Một nghiên cứu cho thấy sử dụng bột talc ở cơ quan sinh dục có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung (ở tử cung) ở phụ nữ mãn kinh. Tuy nhiên ở các nghiên cứu khác hiện vẫn không tìm thấy mối quan hệ nào tương tự như vậy. Cần nghiên cứu sâu hơn vấn đề này để tìm ra câu trả lời chính xác.

Đồng thời một số nghiên cứu đã xem xét về mối liên hệ giữa việt hít Talc với các loại ung thư khác, chẳng hạn như ung thư dạ dày nhưng hiện tại vẫn không có bằng chứng thuyết phục napf về các mối liên hệ này cả.

4/ Các cơ quan chuyên môn đã nói gì

Một số cơ quan quốc gia và quốc tế đã nghiên cứu các chất này trong môi trường để xác định xem chúng có thể gây ung thư hay không (chất gây ung thư hoặc giúp ung thư phát triển được gọi là chất gây ung thư.) Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ tìm đến các tổ chức này để đánh giá các rủi ro dựa trên bằng chứng từ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, động vật và con người.

bột Talc

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đây là một cơ quan của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Mục tiêu chính của IARC là xác định nguyên nhân gây ung thư.

  • IARC khẳng định các Talc có chứa asbestos sẽ có nguy cơ gây ung thư
  • Dựa trên việc thiếu dữ liệu từ các nghiên cứu trên người và các dữ liệu hạn chế của các nghiên cứu trên động vật trong phòng thí nghiệm, IARC đã công bố Talc không chứa asbestos không có khả năng gây bệnh ung thư
  • Dựa trên những bằng chứng hạn chế từ nghiên cứu trên con người về mối liên hệ giữa Talc với ung thư buồng trứng, IARC đã khẳng định việc sử dụng chất này trên các bộ phận hoặc vùng sinh dục có khả năng gây ung thư buồng trứng cao.

National Toxicology Program (NTP) của Hoa Kỳ được thành lập dựa trên nhiều bộ phận của các cơ quan chính phủ khác nhau bao gồm: bao gồm Viện Y tế Quốc gia (NIH), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA). NTP hiện vẫn chưa khẳng định các Talc có hoặc không chứa asbestos là thành phần gây ung thư.

5/ Vậy chúng ta có thể giảm tiếp xúc với bột Talc không?

có nên giảm tiếp xúc với bột Talc?

Hiện vẫn chưa có những bằng chứng rõ ràng cho thấy các sản phẩm có chứa Talc sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Các nghiên cứu tiến hành cho ra nhiều kết quả khác nhau mặc dù vẫn có một số trường hợp phát hiện ra chất này có nguy cơ gây ung thư buồng trứng. Ngay tại thời điểm này vẫn chỉ mới có rất ít dữ liệu cho thấy mối liên quan giữa bệnh ung thư và người thường xuyên dùng sản phẩm có chứa thành phần Talc.

Cho đến khi nào có đầy đủ thông tin, người tiêu dùng chúng ta hoàn toàn có quyền tránh hoặc hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa Talc.

III/ Các ứng dụng của Talc

ứng dụng của bột Talc

Talc được ứng dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp và mỹ phẩm nhờ 5 đặc tính sau:

  • Lamellarity (bao gồm các tiểu cầu tách biệt khỏi nhau)
  • Độ mềm ( không liên tục và không bị mài mòn)
  • Hóa chất trơ
  • Ái lực cho các chất hữu cơ
  • Độ trắng

Talc được sử dụng như một chất chống dính, chất chống đông đặc, chất bôi trơn, chất mang, chất làm đặc, chất độn tăng cường, chất độn mịn và chất hấp phụ.

– Chất chống dính:

Trong các quá trình công nghiệp Talc được sử dụng để ngăn chặn hai vật liệu kết dính vào nhau. Bột Talc được sử dụng rộng rãi như làm lốp xe hoặc các ứng dụng đúc. Một số loại thực phẩm hoặc băng tải cũng được nghiền từ bột Talc để có thể đạt chất lượng tốt nhất. Tương tự các bảng mạch cũng được nghiền thành bột để ngăn chúng bị dính vào nhau.

– Chất chống đông cứng:

Talc được ứng dụng rộng rãi trong các loại thức ăn trong chăn nuôi. Hợp chất này giúp bảo vệ tối đa các hạt thức ăn bởi Talc tạo ra một hàng rào ngăn chặn độ ẩm thoát ra hoặc đi vào thức ăn.

Ngoài ra hợp chất này còn giúp cải thiện tính lưu động của các nguyên liệu, giúp tạo ra sản phẩm sạch (ngăn ngừa hiệu quả sự phát triển của các vi khuẩn), hỗ trợ giảm bớt năng lượng sử dụng và giúp cho quy trình sản xuất, điều hành được an toàn hơn.

– Chất bôi trơn:

Talc được ứng dụng nhiều trong các dược phẩm như một chất bôi trơn tuyệt vời. Đồng thời chất này hoàn toàn không phản ứng với các thành phần hoạt tính, giúp cho việc uống các loại thuốc rắn ( thuốc viên, thuốc bột…) được dễ dàng hơn.

Thêm vào đó Talc cũng giúp tạo khuôn và khử thuốc hiệu quả. Ngoài ra chất này còn được ứng dụng rộng rãi với chức năng bôi trơn trong việc vận chuyển các nguyên liệu thô.

– Chất mang:

Các dạng hóa chất trơ Talc là một trong những điển hình cho các ứng dụng vận chuyển. Các tá dược trong dược phẩm hoặc mỹ phẩm (khô hoặc ẩm) cũng là một ví dụ điển hình. Ngoài tính trơ, Talc còn có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn.

Khi nói đến ứng dụng của bột Talc trong làm đẹp không thể bỏ qua Johnson’s Baby

Đồng thời Talc cũng được ứng dụng rộng rãi trong phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Việc cho thêm chất này vào các thành phần sẽ giúp bảo vệ thực phẩm một cách tốt nhất, tăng độ an toàn cũng như kích thích các hoạt chất khác hoạt động tốt hơn.

– Chất là đặc:

Talc có thể ảnh hưởng đến độ nhớt của các công thức dựa trên nước và dung môi. Ví dụ như trong sơn, chất này sẽ giúp tăng độ dính, giúp sơn không bị chết hoặc lắng xuống. Đồng thời Talc cũng tăng cường độ bám hoặc tính chất cơ học trên lớp bám của sơn. Talc hỗ trợ làm tăng độ sệt và độ nhớt cần thiết và nó tốt hơn rất nhiều so với việc dùng các dung môi hữu cơ.

Bên cạnh đó chất này còn được sử dụng rất nhiều trong xây dựng ( sơn, keo dán…) và cũng có công dụng kiểm soát và hạn chế tối đa quá trình lắng đọng của các sản phẩm trên.

– Chất độn tăng cường:

Talc được sử dụng để củng cố các loại nhựa khác nhau chủ yếu là polypropylene (PP). Mặc dù trong các ứng dụng này Talc được nghiền thành dạng bột nhỏ thế nhưng vẫn đảm bảo duy trì được cấu trúc mỏng của chúng. Điều này giúp mang lại cho PP sự cân bằng tuyệt vời giữ độ rắn chắc và tính đàn hồi của nó.

Một số ứng dụng phổ biến có thể kể đến như: thiết bị gia dụng, dụng cụ đóng gói thực phẩm và trên các bộ phận trên ô tô như bảng điều khiển. Ngoài ra Talc còn được dùng như một chất độn tăng cường độ bám trong cao su. Thêm vào đó, các công dụng thần kỳ của chất này còn mang lại rất nhiều lợi ích khác trên các đồ gốm như đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, vật liệu chịu nhiệt và các thiết bị kỹ thuật. Không chỉ vậy Talc còn có công dụng thần kỳ trong việc chống sốc.

– Chất độn mịn:

Tính mềm mịn của Talc được đánh giá rất cao trong các sản phẩm đòi hỏi độ mềm mịn và êm ái và đó cũng là lí do Talc được ứng dụng trong mỹ phẩm. Một trong những ứng dụng phổ biến chính là bút chì màu, loại bút vẽ này vô cùng trơn và êm ái. Về khối lượng, Talc cũng là một trong các thành phần chính có trong  putties đặc biệt là polyester putties giúp tăng cường độ bám dính và cải thiện độ mịn.

– Chất hấp phụ:

Các đặc tính hấp phụ của Talc có tác dụng hấp thụ trên bề mặt và đây cũng là một trong những chìa khóa vàng trong nhiều ứng dụng. Chất này được ứng dụng để hấp thụ các hợp chất hữu cơ (anion không cần thiết).

Talc còn có khả năng giúp cải thiện chất lượng in ấn. Là một chất độn trong giấy, hợp chất này giúp làm tăng độ mịn, tăng khả năng gia công, giảm ma sát, và tạo độ xốp cho giấy. Đối với lớp phủ trên giấy, chất này giúp ăn mực tốt hơn, góp phần tạo cảm giác dễ đọc và tăng chất lượng in ấn.

Ngoài ra một ứng dụng khác của Talc chính là xử lý nước thải bằng phương pháp bùn hoạt tính. Chất này sẽ tạo ra một lớp màn với các tiểu cầu Talc giúp ức chế vi khuẩn để cải thiện lớp trầm tích và hạn chế vi khuẩn có trong phần nước cuối cùng.

Trên đây là nguồn thông tin đầy đủ nhất về thành phần Talc thường gặp trong các sản phẩm thường ngày hoặc mỹ phẩm. Hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người trong việc lựa chọn tiêu dùng.

 

You might like

About the Author: Diệu Linh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *