Cái nhìn tổng quan và toàn diện về SLS- Sodium Lauryl Sulfate

sls là gì

Nhiều chị em khi sử dụng mỹ phẩm hoặc các sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng thường thấy trong thành phần có chứa SLS Sodium Lauryl Sulfate nhưng không biết hợp chất này là gì và có tốt không. Hãy thử tìm hiểu tất tần tật về hợp chất này để tự trả lời cho những băn khoăn của bản thân ngay.

I/ Sodium Lauryl Sulfate (SLS) là gì? Phân biệt SLS và SLES

SLS là gì

Sodium Lauryl Sulfate (SLS) hay còn gọi là Sodium dodecyl sulfate được biết đến như một chất hoạt động trên bề mặt với công dụng làm sạch.

Do vậy, SLS thường được dùng nhiều như thành phần tẩy rửa trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể hoặc mỹ phẩm. SLS kết hợp cùng với hiệu quả vượt trội của các anionic giúp làm sạch tuyệt đối bụi bẩn và bã nhờn thừa trên da. SLS còn được dùng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình như các chất tẩy rửa, kem đánh răng, dầu gội đầu và bọt kem cạo râu… với nồng độ khá thấp.

Ngoài ứng dụng về thành phần làm sạch trong mỹ phẩm, SLS còn thường được tìm tìm thấy trong các chất tẩy rửa công nghiệp với nồng độ rất cao như: chất tẩy rửa ô tô, động cơ, lau sàn và thậm chí có cả trong các dung dịch phun xịt khử khuẩn thường dùng để bảo vệ an toàn lao động. 

so sánh sls và sles

Khi đề cập đến SLS nhiều người sẽ thường thắc mắc hoặc nhầm lẫn với SLES – Sodium laureth sulfate. Vậy SLES là gì, có gì khác và giống so với SLS?

  • Điểm tương đồng: Cả SLS và SLES đều là những hoạt chất bề mặt có công năng thần kỳ trong việc làm sạch, loại bỏ các chất thừa và được dùng nhiều trong các thành phần mỹ phẩm
  • Điểm khác biệt: SLES có hoạt tính hóa học nhẹ hơn so với SLS do có trải qua quá trình ethoxylate hóa nên thường được khuyến khích sử dụng nhiều hơn. Đồng thời trong một số trường hợp SLES chính là thành phần thay thế phù hợp và hiệu quả nhất cho SLS

II/ Tại sao SLS lại được dùng nhiều trong mỹ phẩm?

Công năng đặc biệt của SLS chính là hợp chất bề mặt làm sạch, tạo độ ẩm, nhũ hóa hoặc hòa tan các bã nhờn để làm sạch tận sâu và loại bỏ chúng tuyệt đối. Đồng thời hợp chất này cũng là một trong những thành phần quan trọng trong công nghệ tạo bọt giúp dễ dàng khử sạch bụi bẩn, vi khuẩn trên da. Với công dụng làm sạch như trên, SLS thường là lựa chọn tối ưu dành cho những sản phẩm làm đẹp hoặc chăm sóc cơ thể.

Sodium Lauryl Sulfate trong mỹ phẩm

Nếu bạn nhìn một lượt phòng tắm của mình và cả các kệ phía trên vòi sen sẽ rất dễ bắt gặp hợp chất Sodium Lauryl Sulfate này ngay tại nhà của mình. SLS thường có mặt trong hầu hết các sản phẩm sau:

  • Sản phẩm phục vụ cho công cuộc làm đẹp như: kem cạo râu, dưỡng môi, nước rửa tay, nước tẩy trang, sữa rửa mặt, chất tẩy tế bào chết và cả xà phòng rửa tay chuyên dụng.
  • Sản phẩm chuyên dụng cho tóc như: dầu gội đầu, gel tạo kiểu tóc, thuốc nhuộm, dược liệu trị gàu…
  • Sản phẩm chăm sóc răng chẳng hạn như: kem đánh răng, thuốc tẩy trắng răng, nước súc miệng.
  • Sản phẩm dành cho nhà tắm như: dầu gội đầu, dầu xả, dầu tắm và muối tắm. Ngoài ra còn có thể tìm thấy trong sữa tắm và bọt tắm.
  • Kem và sữa dưỡng thể như: các loại kem thoa tay, mặt nạ, kem chống ngứa hoặc kích ứng, kem chống nắng và các loại kem giúp rụng lông…

Như vậy chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy SLS có mặt trong hầu hết các sản phẩm dùng trực tiếp trên da. Đồng thời hợp chất này cũng được sử dụng như một loại phụ gia thực phẩm và thường là chất nhũ hóa hoặc chất cô đặc như trứng khô và các loại thức uống khô.

III/ Các tin đồn về SLS

tin đồn về sls sles trong mỹ phẩm

Nhiều bài viết hoặc các nguồn thông tin trên mạng cho thấy SLS là một trong các hợp chất gây nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Nếu sử dụng SLS trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng khô da dầu, gây tổn hại đến tế bào nang tóc làm rụng tóc và chẻ ngọn. Chất tạo bọt trong SLS còn có khả năng gây biến tính protein gây viêm da, mẩn ngứa do kích ứng hoặc làm nấm da đầu.

Đồng thời nếu hợp chất này dây vào mắt sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường như: gây đục thể thủy tinh, làm giảm thị lực của mắt…

Không chỉ vậy nhiều thông tin còn cho thấy rằng nếu SLS xâm nhập vào cơ thể sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch, làm rối loạn chức năng của các hormone khiến cơ thể dễ bị tổn thương. Nghiêm trọng hơn, SLS có thể gây ra ung thư nếu thường xuyên tiếp xúc hoặc gây ra nhiều biến chứng liên quan đến sức khỏe trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh…

IV/ Sự thực về SLS

1/ Mỹ phẩm chứa SLS có an toàn không?

Mỹ phẩm chứa SLS có an toàn không

SLS đảm bảo an toàn cho các đối tượng sử dụng với hoạt tính làm sạch bề mặt và hợp chất này đã được thông qua sự thẩm định của nhiều chuyên gia.

Tính tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng trực tiếp hoặc gián tiếp nào cho thấy hợp chất này có tiềm năng gây ung thư. Kết quả của các thí nghiệm liên quan đến SLS cho thấy chất này hoàn toàn lành tính và an toàn nếu được sử dụng ở mức độ thích hợp.

So với bình thường, việc tiếp xúc SLS trực tiếp và lâu dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: kích ứng da với mức độ phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc hoặc các công thức tinh chế sản phẩm dành cho người tiêu dùng.

2/ Bằng chứng xác nhận SLS an toàn

Một số Chính phủ đã xem xét vô cùng kỹ lưỡng về vấn đề an toàn của SLS như sau:

Dựa trên thẩm định an toàn toàn diện bao gồm cả các rủi ro mãn tính, Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã ban hành lệnh miễn các yêu cầu về việc giảm nồng độ SLS trong các thành phần của các chất rửa thực phẩm. Hầu hết ở các khu ăn uống công cộng, các công nghệ chế biến sữa hoặc thức ăn và các thực phẩm khác đều đạt nồng độ SLS tối đa là 350ppm ( phần triệu). Đây cũng chính là quy định về hàm lượng tối đa của Sodium lauryl sulfate được dùng trong các thành phần.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép bổ sung Sodium lauryl sulfate vào trong các thành phần phụ gia trực tiếp có trong thực phẩm. Đồng thời cả Sodium Lauryl Sulfate và Ammonium Lauryl Sulfate đều được cấp phép trở thành thành phần phụ gia gián tiếp. Ví dụ như cả hai đều được dùng như một chất phủ trên bề mặt thực phẩm.

Sodium Lauryl Sulfate và Ammonium Lauryl Sulfate còn được cho phép sử dụng trong thành phần mỹ phẩm hoặc các sản phẩm vệ sinh cá nhân bán trên thị trường châu Âu theo cấp phép của chỉ thị quy định mỹ phẩm của Liên minh châu Âu

Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển của 30 quốc gia đã tiến hành kiểm tra các mối nguy hiểm của Sodium Lauryl Sulfate đối với môi trường và sức khỏe con người và cho thấy không có bất kỳ nguy cơ nào đối với sức khỏe con người kể cả khả năng gây ung thư.

Ngoài ra các tổ chức công nghiệp cũng tiến hành nghiên cứu về SLS và sức khỏe con người và đã cho thấy: Không hề có bằng chứng nào về việc sử dụng SLS trong mỹ phẩm hoặc các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với da. Hợp chất này đã được xem xét một lần vào năm 1983 và lại được thẩm định thêm một lần vào năm 2005 bởi hội đồng chuyên gia về các thành phần mỹ phẩm (CIR) với kết quả là hoàn toàn an toàn khi sử dụng như một thành phần làm sạch có trong mỹ phẩm. Tuy nhiên hợp chất này cũng có thể gây kích ứng da ở nhiều người nhạy cảm, chính vì vậy một điều quan trọng khi sử dụng sản phẩm là phải đọc kỹ và làm theo đúng hướng dẫn sử dụng.

Đồng thời một số cơ quan, tổ chức cũng đã lên tiếng về những thông tin hiểu nhầm về SLS trên mạng xã hội. Hiệp hội ung thư Mỹ đã phát biểu: “ Các thông tin được phát tán trên Internet rằng Sodium Lauryl Sulfate – thành phần của các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp có nguy cơ gây bệnh ung thư cho người sử dụng là hoàn toàn không đúng”.

3/ Thông tin khác về tính an toàn của SLS

sodium lauryl sulfate

Theo đánh giá an toàn của CIR, Sodium Lauryl Sulfate và Ammonium Lauryl Sulfate đã được thẩm định hoàn toàn lành tính và an toàn bởi Hội đồng thẩm định và đánh giá mỹ phẩm. CIR đã nghiên cứu và đánh giá dựa trên các dữ liệu khoa học và đã đưa ra kết luận rằng Sodium Lauryl Sulfate và Ammonium Lauryl Sulfate hoàn toàn an toàn trong thời gian sử dụng ngắn, không liên tục. Vào năm 2002 một lần nữa Hiệp hội CIR khẳng định lại kết luận này và cho biết SLS chỉ gây kích ứng khi nồng độ vượt quá 2%.

Như vậy mọi người đã có được cái nhìn toàn vẹn và khách quan hơn về Sodium Lauryl Sulfate. Tin chắc với các thông tin bổ ích và thú vị trên đây có thể phần nào giải quyết được các lo lắng, băn khoăn của chị em phụ nữ khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da hoặc mỹ phẩm. Hy vọng phái đẹp có thể cập nhật được những thông tin chính xác nhất để ngánh các tình trạng hiểu lầm, hiểu sai lệch về các thành phần có trong sản phẩm làm đẹp.

 

You might like

About the Author: Diệu Linh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *