Polyacrylamide

Polyacrylamide

Polyacrylamide là một loại Polymer. Chất này được sử dụng nhiều trong các thành phần mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác. Đồng thời, Polyacrylamide sẽ tạo ra một lớp màng mỏng phủ trên da, tóc hoặc móng tay. Tìm hiểu kỹ hơn với TuDienLamDep trong bài viết.

I – Nguồn gốc của Polyacrylamide

Polyacrylamide là một polymer (chuỗi dài) của các monome acrylamide. Trong thương mại Polyacrylamide có dạng poly (2-propenamide). Chất này được gọi đơn giản là polyacrylamide hoặc PAM.

Polyacrylamide là một loại polymer không ion, tan trong nước và tương thích sinh học. Chất này có nhiều dạng khác nhau và đáp ứng tốt các ứng dụng đa dạng khác. Polyacrylamide có thể được tổng hợp dưới dạng cấu trúc chuỗi tuyến tính đơn giản hoặc liên kết chéo. Ở dạng liên kết ngang, khả năng monome (acrylamide) có phần hạn chế.

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của Polyacrylamide chính là làm keo tụ chất rắn bên trong chất lỏng. Không chỉ vậy, chất này còn được ứng dụng trong các vấn đề như xử lý nước thải, chất thải, thu hồi dầu, chế biến giấy và sản xuất vải.

Ngoài ra còn có thể dùng để tổng hợp thuốc nhuộm, kính áp tròng, ứng dụng trong xây dựng đập, đường hầm và cống rãnh. Polyacrylamide cũng có trong khói thuốc lá.

Các polyme, chẳng hạn như polyacrylamide thường được sử dụng để thay đổi lưu biến của những công thức gốc nước. Điều này có nghĩa là chất này giúp tăng độ nhớt, tăng độ dày hoặc các sản phẩm gel.

Trong mỹ phẩm cũng như các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác, Polyacrylamide là thành phần phổ biến được dùng trong nhiều công thức. Các sản phẩm được ứng dụng phổ biến là: sản phẩm làm sạch da, dưỡng ẩm, kem dưỡng da và kem, kem chống nắng, trang điểm, sản phẩm chăm sóc tóc và các sản phẩm chăm sóc móng…

II – Tác dụng của Polyacrylamide

Polyacrylamide được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác. Chất này thường có 2 dạng phổ biến là: liên kết ngang, cho phép tạo thành một loại gel mềm, có khả năng thấm nước cao; dạng thứ 2 là liên kết dọc, có chức năng là chất làm đặc và chất tạo hỗn dịch.

Khi Polyacrylamide khô, chất này tạo thành một lớp mỏng phủ lên da, tóc và móng. Trong các mỹ phẩm trang điểm, chất này giúp tạo một lớp finish đẹp và bám trên da. Đối với các sản phẩm chống nắng, Polyacrylamide hỗ trợ giữ nguyên độ bám của các thành phần khi tiếp xúc với nước.

Không chỉ vậy, các phân tử Polyacrylamide nhỏ còn được dùng như hoạt chất làm sạch trong sữa rửa mặt và tẩy tế bào chết. Đồng thời, chất này còn ức chế khả năng hấp thụ độ ẩm, giữ cho tóc vào nếp trong các sản phẩm chăm sóc tóc.

III – Sự an toàn của Polyacrylamide

Hiện nay, Polyacrylamide là một thành phần đang bị tranh cãi vì Acrylamide là một chất độc có hại cho hệ thần kinh. Mặc dù không quá độc hại nhưng chất này khi bán trên thị trường vẫn còn chứa một lượng acrylamide thừa trong quá trình sản xuất (dưới 0.05%)

Theo báo cáo an toàn của Tạp chí Độc chất Quốc tế, các Polyme Polyacrylamide không có khả năng xâm nhập vào da. Tuy nhiên, báo cáo này cũng thông cáo rằng dư lượng Monome Acrylamide trong chất này xâm nhập được vào da.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng Polyacrylamide (với Monome Acrylamide dưới 0,2%) phủ trên vỏ của các viên mang. Không chỉ vậy, chất này cũng được dùng trong y tế như chất kết dính của răng giả.

Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) đã kết luận rằng Polyacrylamide hoàn toàn an toàn khi sử dụng như một thành phần mỹ phẩm. Tuy nhiên, vào năm 2003, CIR cũng đã nghiên cứu lại độ an toàn của thành phần này vì lo ngại về tác hại tiềm tàng của Monome Acrylamide.

Hội đồng cũng khuyến nghị Monome Acrylamide nên được dùng trong mỹ phẩm với nồng độ dưới 0.05%. Đồng thời, CIR cũng khẳng định Monome Acrylamide là một chất độc gây hại cho hệ thần kinh và cũng có khả năng gây ung thư ở người và động vật. Nhưng nồng độ trong mỹ phẩm không đủ gây hại.

Ở một số nghiên cứu trên động vật, Polyacrylamide không có khả năng gây ung thư. Chất này có khả năng dung nạp tốt. Ngoài ra, EWG cũng đánh giá Polyacrylamide đạt 4 điểm trên thang điểm 10 (trong đó 1 làm mức độ nguy hại thấp nhất).

You might like

About the Author: Dương Thùy Trang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *