Ceteareth-12

Ceteareth-12

Ceteareth-12 là một thành phần tổng hợp, đóng vai trò là chất nhũ hóa và chất làm mịn trong nhiều loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân.

1. Nguồn gốc

Nhóm các thành phần Ceteareth là tổ hợp các hợp chất tổng hợp được tổng hợp thông qua một quá trình được gọi là ethoxyl hóa. Đây là một phản ứng hóa học trong đó Ethylene Oxide được thêm vào chất nền.

Về Ceteareth, thành phần này có hai chất nền là Cetyl Alcohol và Stearyl Alcohol. Cả hai đều có nguồn gốc tự nhiên từ dầu dừa. Chữ số gắn phía sau Ceteareth (Ceteareth-12) cho biết số đơn vị Etylen Oxit lặp lại trung bình trong phân tử. Hiện tại có tổng cộng 32 loại thành phần Ceteareth khác nhau.

2. Công dụng

Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da, Ceteareth-12 được sử dụng với vai trò chất nhũ hóa và chất làm mượt. Thành phần này thường được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc da hoặc chăm sóc tóc, kem chống nắng, thuốc nhuộm…

Với vai trò là chất nhũ hóa, Ceteareth-12 có hai đầu: một đầu ưa nước và một đầu kỵ nước – ưa dầu. Đầu ưa nước hướng vào pha nước và đuôi kị nước hướng vào pha dầu. Cấu trúc này cho phép Ceteareth-12 giảm sức căng bề mặt hiệu quả bằng cách định vị tại giao diện dầu / nước hoặc không khí / nước. Nhờ đó giúp ổn định nhũ tương.

Ceteareth-12 có giá trị HLB là 13,5. HLB (Hydrophile-Lipophile Balance) là một biểu thức thực nghiệm cho mối quan hệ giữa các nhóm ưa nước và ưa béo của chất nhũ hóa. HLB lớn hơn 10 có nghĩa là chất đó có thể hòa tan trong nước. Chất nhũ hóa có HLB cao như Ceteareth-12 có thể tạo ra nhũ tương dầu trong nước.

Ceteareth-12 thường được dùng trong các công thức vừa có dầu vừa có nước. Khi pha lẫn hai chất dầu – nước sẽ tạo ra sự phân tán giữa hai thành phần (vì chúng không tan trong nhau). Nếu để sản phẩm lắng xuống, nước và dầu sẽ hoàn toàn tách biệt với nhau (dầu sẽ nổi trên nước). Vì thế, chất nhũ hóa như Ceteareth-12 sẽ được thêm vào công thức để hạn chế tình trạng tách nước, giúp dầu và nước phân tán đều vào nhau nhằm tăng cường tính nhất quán của sản phẩm.

Đồng thời, Ceteareth-12 cũng có tác dụng như một chất làm mượt, giúp cải thiện kết cấu đáng kể. Nhờ đó kết cấu sẽ phân bố đồng đều hơn trên da, giúp dễ tán hơn. Đây là một lợi ích đáng kể đối với các sản phẩm như kem dưỡng hoặc sữa dưỡng.

3. Ceteareth-12 có an toàn không?

Hội đồng chuyên đánh giá thành phần mỹ phẩm CIR đã nghiên cứu và đánh giá tất cả các dữ liệu liên quan đến Ceteareth-12 và các nhóm Ceteareth khác. CIR lưu ý không nên dùng các sản phẩm có chứa Ceteareth-12 lên các vùng da bị tổn thương.

Kết luận này dựa trên nghiên cứu rằng tổn thương thận gây ra khi các thành phần Polyethylene Glycol (PEG) được bôi lên vùng da bị tổn thương của bệnh nhân bỏng. Và Ceteareth lại là các Ete Polyethylene Glycol của rượu Cetearyl nên tốt nhất không nên thoa sản phẩm có chứa Ceteareth-12 lên vùng da bị tổn thương.

Tuy nhiên, Hội đồng Chuyên gia CIR đã kết luận rằng các thành phần Ceteareth hoàn toàn an toàn khi được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Mặc dù đã được Hội đồng chuyên gia phê duyệt nhưng nhiều người vẫn còn lo ngại rất nhiều về Ethylene Oxide có trong thành phần này. Điều này là do quá trình ethoxyl hóa có thể dẫn đến ô nhiễm 1,4-dioxane – một sản phẩm phụ mang nhiều nguy hiểm tiềm tàng.

1,4-dioxane là một chất gây ung thư động vật, chất này có thể xâm nhập dễ dàng vào da.  Sản phẩm phụ này được dự đoán là chất gây ung thư ở người và cũng liên quan đến vấn đề dị ứng da. Tuy nhiên, sự hiện diện tiềm ẩn của 1,4-dioxane hoàn toàn được kiểm soát. Vì trước khi trộn Ceteareth-12 vào các công thức mỹ phẩm đã có rất nhiều bước tinh chế để loại bỏ 1,4-dioxane

Trên đây là thông tin về Ceteareth-12. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể comment để TuDienLamDep giải đáp đến bạn.

You might like

About the Author: Dương Thùy Trang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *