Cách dùng cốc nguyệt san như thế nào? Hướng dẫn sử dụng chi tiết

cách dùng cốc nguyệt san

Ngày nay, thay vì phải chi tiền hàng tháng cho băng vệ sinh, nhiều người lựa chọn cốc nguyệt san như một giải pháp tiện lợi, an toàn vào mùa dâu rụng? Vậy bạn đã thật sự biết cách sử dụng cốc nguyệt san? Hãy cùng TuDienLamDep kiểm tra lại nhé.

Trong bài viết này, TuDienLamDep sẽ chia sẻ:

  • Cách gấp cốc
  • Cách đặt/tháo cốc sao cho dễ dàng, không bị đau
  • Xử lí sự cố khi sử dụng (rò rỉ, tràn kinh nguyệt, cốc bị méo…)
  • Cách vệ sinh, bảo quản cốc
  • 33 câu hỏi thường gặp khi sử dụng

Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết

I – Cách gấp cốc nguyệt san để sử dụng

Để có thể dễ dàng đưa cốc nguyệt san vào trong âm đạo, bạn cần gấp nhỏ chúng lại. Dưới đây là gợi ý một số nếp gấp phổ biến. Các nếp này tùy thuộc vào độ cứng của cốc. Việc gấp cốc nguyệt san không chỉ giúp chèn vào nhẹ nhàng hơn mà còn giúp cốc dễ mở ra hơn khi đã vào đúng vị trí

Nếp gấp chữ C:

Đây là cách gấp được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, nếp gấp theo hình chữ C này có đầu hơi lớn một chút, điều này có thể gây khó khăn khi đưa vào ở một số người. Những nếp gấp này lại cực kỳ dễ mở khi cốc nguyệt san đã ở trong âm đạo.

Nếp gấp chữ C khi dùng cốc nguyệt san

Nếp gấp “Punchdown”:

Cách gấp này vừa nhanh lại vô cùng đơn giản. Đồng thời, miệng cốc được gấp lại thành điểm chèn nhỏ nên rất dễ để đưa vào trong. Tuy nhiên, cách gấp này lại hơi khó mở một chút.

Nếp gấp punchdown khi dùng cốc nguyệt san

Nếp gấp hình số 7:

Nếp gấp hình số 7 này thao tác rất nhanh và dễ làm. Nhưng một điều quan ngại chính là vành và thân cốc nguyệt san có thể hơi lớn một chút. Điều này có thể khiến nhiều người không được thoải mái. Bạn có thể dùng ngón cái và ngón giữa để cố định nếp gấp và mở cốc khi đã đưa vào trong.

Nếp gấp số 7 khi dùng cốc nguyệt san

Nếp gấp tam giác:

Nếp gấp này tương tự nếp gấp số 7 tuy nhiên giúp tạo ra điểm chèn nhỏ hơn, nhờ đó có thể dễ dàng đưa vào cơ thể.

Nếp “Origami” (một kiểu giống với nghệ thuật xếp giấy ở Nhật):

Đây cũng là một trong những nếp gấp được nhiều người áp dụng. “Origami” biến vành cốc thành điểm chèn nhỏ, giúp đơn giản hóa việc đặt cốc nguyệt san.

Nếp gấp origami khi dùng cốc nguyệt san

Nếp gấp “Labia”:

Cách gấp này khá khó vì thế có thể mấy một chút thời gian để có thể quen tay. Tốt nhất bạn nên thử gấp vài lần trước khi đưa cốc nguyệt san vào người. Với cách này bạn có thể dùng ngón tay để cố định nếp. “Labia” phù hợp với những cốc nguyệt san khó mở vì chúng cho phép bạn dùng tay để mở vành cốc.

Nếp gấp labia khi dùng cốc nguyệt san

Ngoài ra còn nhiều cách gấp cốc nguyệt san khác, tuy nhiên trên là các cách thông dụng và dễ sử dụng nhất.

các cách gấp cốc nguyệt san để sử dụng

II – Cách đặt và tháo cốc nguyệt san trong khi dùng

Chèn vào tháo cốc nguyệt san là một trong những điều đáng quan ngại của chị em phụ nữ. Một số người quen tay có thể thao tác rất nhanh nhưng với những bạn lần đầu dùng cốc nguyệt san hoặc chưa quen cần “nghiên cứu” kỹ hướng dẫn dưới đây:

1. Trước khi đặt ống nguyệt san vào âm đạo

  1. Thư giãn: Nhiều người cảm thấy lo lắng với lần đầu sử dụng cốc nguyệt san. Điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy vậy, bạn nên thả lỏng và thư giãn hết mức có thể. Khi căng thẳng, các bắp cơ có xu hướng co lại, như vậy việc đặt cốc trở nên khó khăn hơn.
  2. Cần nghỉ ngơi và bình tĩnh: Nếu bạn đã thử nhiều lần mà vẫn chưa đặt cốc thành công thì tốt nhất nên dừng lại và nghỉ một chút. Đừng cố làm trong tâm trạng nản lòng và bực tức vì có thể kết quả sẽ chẳng đến đâu
  3. Thực hành đặt cốc: Bạn nên thực hành đặt và tháo cốc kinh nguyệt kể cả khi không trong kinh kỳ. Khi đã quen tay và sử dụng thành thục, bạn có thể đặt đúng vị trí và tìm ra nếp gấp phù hợp nhất với mình
  4. Sử dụng nước bôi trơn: Nếu lúc đặt cốc nguyệt san gặp nhiều khó khăn do vùng kín quá khô, bạn nên sử dụng nước bôi trơn để có thể dễ dàng đưa cốc sao âm đạo hơn
  5. Dừng lại: Bạn cần dừng sử dụng khi đã thử nhiều lần nhưng vẫn không thành công. Và lúc này vùng kín bắt đầu đau và có dấu hiệu sưng tấy

2. Chèn cốc nguyệt san đúng cách

Dưới đây là 6 bước đặt cốc nhẹ nhàng:

  1. Rửa tay thật sạch
  2. Tìm một vị trí thoải mái để chèn. Bạn có thể ngồi lên bồn vệ sinh, ngồi xổm, chống chân lên thành bồn vệ sinh hoặc nhà tắm tùy vào việc bạn thấy thoải mái
  3. Gấp cốc theo nếp riêng của bạn
  4. Nhẹ nhàng tách âm môi
  5. Từ từ đưa cốc vào bên trong
  6. Nhẹ nhàng thả cốc ra và dùng ngón tay điều chỉnh vị trí cho phù hợp

Chèn cốc nguyệt san đúng cách

Một vài lời khuyên sau khi đặt được cốc:

  • Dùng một ngón tay để vuốt xung quanh thành cốc để kiểm tra xem miệng cốc đã mở chưa, cốc đã đúng vị trí chưa. Nếu bạn cảm thấy cộm hãy di chuyển cốc đến vị trí
  • Khi cốc đã được đặt đúng vị trí, hãy cố gắng đưa thành cốc đến gần âm đạo hơn. Hãy sử dụng khăn giấy ướt để lau sạch phần máu thừa ở phần cuống cốc và vòng kẹp để tránh vây bẩn ra quần áo
  • Kéo nhẹ cốc nguyệt san để kiểm tra độ khít của cốc

3. Tháo cốc nguyệt san ra khỏi cơ thể ra sao?

Để tháo cốc ra khỏi âm đạo, bạn thực hiện lần lượt 8 bước:

  1. Rửa tay thật sạch
  2. Tìm một vị trí thích hợp
  3. Nhẹ nhàng tách âm môi ra
  4. Cố chịu đựng việc kích thích các cơ sàn chậu để đưa cốc đến gần âm đạo hơn
  5. Nếu cần, bạn có thể lắc nhẹ cuống để có thể dễ dàng tìm thấy đáy cốc. Nhớ là nắm vào đáy cốc thay vì cuống khi tháo cốc nguyệt san ra ngoài nhé.
  6. Nắm giữ chân đế cốc và nhẹ nhàng kéo ra ngoài. Cần cẩn thận tránh để đổ ra ngoài
  7. Đổ kinh nguyệt trong cốc ra bồn vệ sinh
  8. Rửa sạch cốc và dùng lại hoặc cất đi

Mẹo để tháo bỏ cốc nguyệt san an toàn:

  • Giải phóng seal của cốc: Các seal này sẽ tạo một chốt ở cổ tử cung. Nếu không giải phóng chốt này, việc kéo mạnh tay có thể khiến cổ tử cung bị đau hoặc co rút. Vì thế cần nhúm chân đế cốc hoặc túm mép cốc trước khi tháo ra ngoài
  • Cần chú ý bảo vệ niệu đạo: Ngay cả khi bạn không phải là người nhạy cảm vì việc tháo cốc có thể gây khó chịu hoặc làm đau bạn. Tốt nhất hãy nhẹ nhàng đưa cốc đến vị trí thoải mái hơn, sau đó dùng ngón tay nén một bên bàng quang và nhẹ nhàng kéo cho đến khi cốc ra ngoài

III – Các sự cố thường gặp khi dùng cốc nguyệt san và cách khắc phục

Các sự cố thường gặp khi dùng cốc nguyệt san

1. Rò rỉ kinh nguyệt khi dùng cốc nguyệt san

Nhiều người sử dụng cốc nhưng vẫn bị vây máu ra quần áo. Điều này là bởi kinh nguyệt có thể bám vào thành cốc và chảy ra ngoài. Để hạn chế tình trạng này, bạn dùng khăn giấy ướt hoặc vải bông lau sạch vành và cuống ống sau khi đã đặt

Dùng ngón tay kiểm tra vị trí của vành. Hãy chắc chắn vành không bị cấn hoặc lệch khỏi cổ tử cung. Nếu phát hiện bị lệch, hãy lắc nhẹ cuống cốc để điều chỉnh lại vị trí

Kiểm tra seal có chắc chắn hay chưa bằng cách kéo nhẹ cuống cốc, nếu cốc được giữ lại, bạn có thể yên tâm với chốt giữa của mình.

2. Bị tràn kinh nguyệt

Để chống nguy cơ bị tràn, các bạn có thể sử dụng cốc có dung tích to hơn hoặc thường xuyên đổ cốc. Nếu không bị nhạy cảm vùng bàng quang, bạn có thể dùng cốc cứng hơn.

Trong nhiều trường hợp, cốc bị tràn dù kinh nguyệt chưa đầy. Đó là do cốc bị chèn lên cổ tử cung, vì thế miệng cốc bị lệch vị trí chuẩn. Trường hợp này bạn nên bạn chọn cốc hình chữ V và có thiết kế dài hơn một chút.

Nếu cổ tử cung của bạn quá thấp, cũng rất có khả năng phần này đã lọt thỏm xuống cốc. Bạn nên thử chiếc cốc có hình tròn hoặc hình chuông

Nếu cốc của bạn được làm bằng vật liệu quá mềm, chúng có thể bị nén nên diện tích dung chứa bị thu hẹp hơn so với lúc mở ra hoàn toàn

3. Cốc nguyệt san bị móp méo trong lúc sử dụng

Nhiều chiếc cốc được làm bằng chất liệu mềm. Vì thế, chúng dễ dàng bị móp méo khi đặt vào cơ thể. Sẽ tốt hơn nếu bạn thử một chiếc cốc cứng hơn một chút. Tuy nhiên, điều này gây đến khó khăn trong việc mở cốc.

4. Khó khăn trong việc mở cốc

Bạn có thể thử những phương pháp sau đây để dễ mở cốc hơn

  • Ngâm cốc nguyệt san dưới nước lạnh để làm cứng silicon
  • Thử với một nếp gấp khác
  • Chỉ đưa cốc đến nữa chừng rồi thả ra
  • Thử một loại cốc khác cứng hơn

5. Bị đau khi tháo cốc nguyệt san

Khi tháo cốc ra khỏi cơ thể, nếu bạn không giải phóng chốt seal có thể khiến âm đạo bị đau. Vì vậy, cần túm vào một bên mép cốc để thu gọn phần vành và nhẹ nhàng rút cốc ra

Kể cả khi bạn không phải là người nhạy cảm niệu đạo, phần vành cốc có thể tác động vào niệu đạo, tạo cảm giác khó chịu và gây đau. Khi tháo cốc ra giữa chừng, bạn nên dùng tay nén phần vành cốc để tránh va vành vào những điểm nhạy cảm

Bạn cũng có thể bóp nhẹ thân cốc để thu gọn chúng khi tháo ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên cần đảm bảo cốc không bị đầy khi áp dụng cách này

6. Cốc nguyệt san di chuyển (trượt hoặc xoay) khi dùng

Đầu tiên bạn phải chắc chắn chiếc cốc hoàn toàn phù hợp với cơ thể. Nếu cổ tử cung của bạn thấp và chiếc cốc quá dài có thể khiến cuống cốc bị trồi ra bên ngoài

Nếu cốc nguyệt san của bạn có dấu hiệu bị trượt xuống hoặc xoay qua bên này bên kia, bạn có thể kiểm tra một số yếu tố như:

Cổ tử cung:

Kiểm tra xem cổ tử cung của bạn đang ở phía nào và có cấn lên thành cốc hay không.

Nhẹ nhàng kéo cốc để kiểm tra chốt seal có hoạt động tốt hay không. Nếu có lực cản giữ lại chứng tỏ con dấu rất tốt

Trường hợp này, hãy thử dùng cốc mềm hơn. Cốc cứng thường dễ bị trượt ra khỏi cơ thể hơn so với cốc mềm do cốc mềm có thể dễ dàng co bóp để phù hợp với cử động của cơ thể.

Cơ xương chậu

Nếu cơ xương chậu của bạn yếu, hãy thử tập Kegel ít nhất vài lần trong ngày. Cơ chậu giúp cố định cốc đúng chỗ trong cơ thể. Vì thế, cơ chậu yếu có thể khiến cốc di chuyển hoặc bị bị lệch ra khỏi vị trí chuẩn

Chọn chiếc cốc có vành loe sẽ giúp cố định tốt hơn

7. Kích thích niệu đạo: Liệu có đi vệ sinh được khi đang dùng cốc?

Câu trả lời là có. Cốc được đặt vào âm đạo trong khi nước tiểu thoát ra ngoài bằng niệu đạo và thải phân bằng hậu môn. 3 đường này hoàn toàn tách biệt nhau. Do vậy, vấn đề vệ sinh hoàn toàn thoải mái khi đang đặt cốc nguyệt san.

Mặc dù riêng biệt nhưng 3 đường này chỉ được phân tách bởi một màng mỏng bởi chất nhầy và các mô liên kết khác. Do đó, nhiều người thường gặp vấn đề về tiểu tiện. Dòng tiểu thường bị chặn và có cảm giác cần đi tiểu nhiều lần, thậm chí có người còn cảm giác như đang bị táo bón

Một số cốc được làm bằng chất liệu cứng sẽ cấn vào bàng quang, niệu đạo hoặc trực tràng. Điều này có thể khiến bạn bị đau và khó chịu ngay cả khi không buồn vệ sinh

Vậy làm thế nào để giải quyết những vấn đề này?

  • Cần thử một loại cốc nguyệt san có cấu tạo mềm hơn để giảm bớt áp lực của các khu vực nhạy cảm
  • Thử cốc có hình dạng khác để chuyển áp lực tiếp xúc qua vùng không bị nhạy cảm
  • Thử cốc có kích thước khác để giảm áp lực tương tự như cách trên

8. Dùng dung dịch bôi trơn khi khó khăn trong việc đặt cốc 

Thông thường, âm đạo ra tiết ra chất dịch tự nhiên cho phép cốc xâm nhập vào trong dễ dàng hơn. Nếu không đủ độ trơn, việc đưa cốc vào có thể gặp nhiều khó khăn và gây đau cho bạn. Vì vậy, cần tìm cho mình một chân bôi trơn phù hợp để giúp đặt cốc nhẹ nhàng hơn. Và nhớ chọn dịch bôi trơn có gốc nước

Không nên lựa chọn sản phẩm bôi trơn gốc Silicone. Phân tử silicon thường có xu hướng liên kết với các phân từ silicon có trong cốc nguyệt san. Từ đó, chất này tạo cảm giác nhầy, dính và khó rửa sạch. Thêm nữa, nó không phù hợp để sử dụng trong thời gian dài vì dễ bị biến chất, dễ hình thành vi khuẩn, không đảm bảo an toàn khi sử dụng

Tốt nhất nên tìm một sản phẩm không chứa glycerin, propylene glycol và paraben trong công thức.

IV – Lưu ý khi sử dụng cốc nguyệt san

Lưu ý khi sử dụng cốc nguyệt san

1. Tạo một seal tốt để cố định cốc

Sau khi đã đặt cốc đúng vị trí hãy thử kéo nhẹ cuống cốc. Nếu cố trượt xuống một cách dễ dàng, điều này chứng tỏ cốc nguyệt san chưa được cố định đúng cách. Vậy làm thế nào để tạo ra một chốt chắc chắn:

  • Xoắn chân đế của cốc vài vòng
  • Chụm chân đến và xoay cốc
  • Chụm chân đế và lắc cốc qua lại một cách nhẹ nhàng
  • Vuốt ngón tay quanh thân cốc

Tốt nhất bạn nên kiểm tra xem cổ tử cung của mình có chệch ra ngoài cốc hay không

2. Bảo quản cốc kinh nguyệt 

Sau khi sử dụng xong, bạn nên rửa thật sạch cốc nguyệt san và bảo quản chúng cẩn thận. Có thể để trong túi cotton hoặc giữ trong hộp có lỗ thoát khí.

Nếu cốc của bạn không được tặng kèm với túi, bạn có thể mua riêng hoặc dùng các loại túi nhỏ thoáng khí

Bạn cũng có thể để chúng ngoài kệ nhưng nhớ cần rửa sạch chúng trước khi dùng. Nếu có thể bảo quản trong tủ thuốc thì sẽ tốt hơn

Lưu ý, không được bảo quản cốc nguyệt san trong túi kính hoặc kiểu túi zip vì dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh và gây mùi hôi

3. Thời gian để thay cốc, tránh bị tràn, rò rỉ

Cốc nguyệt san thường được khuyến cáo dùng đến 12 giờ. Tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào lượng kinh nguyệt của từng người. Nếu bạn có lượng kinh nguyệt khá nhiều có thể thay cốc trong tầm 4 – 6 tiếng hoặc thậm chí là 2 tiếng/lần

Nhiều người vẫn nghĩ có thể sử dụng cốc nguyệt san đến khi đầy vành. Thực tế, cốc có thể bị tràn ra ngoài nếu không được thay đúng lúc. Tốt nhất nên chừa lại một khoảng ở cốc để bạn có thể túm miệng cốc mà không lo bị đổ ra

Vậy làm thế nào để xác định đúng thời gian thay cốc?

Không có cách nào để có thể xác định chính xác thay cốc nguyệt san. Nhưng các bạn có thể làm một thí nghiệm ở nhà của mình. Hãy thử hẹn báo thức sau 3 tiếng kể từ lúc đặt cốc, sau đó thay cốc và điều chỉnh thời gian cho lần thay tiếp theo tùy thuộc vào lượng kinh nguyệt của bạn

  • Nếu cốc chỉ mới chứa đến 1/4 , bạn có thể dùng thêm vài tiếng nữa
  • Nếu cốc đầy đến ½, có thể dùng thêm khoảng 1 tiếng
  • Nếu cốc đã đạt ¾ thì 3 tiếng chính là thời gian hoàn hảo để thay cốc

Nếu kinh nguyệt dâng cao hơn lỗ khí hoặc đến vành, bạn nên rút ngắn thời gian thay cốc xuống 2 tiếng.

4. Cách vệ sinh cốc nguyệt san khi sử dụng

Làm sạch cốc nguyệt san là một trong những việc vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để có thể làm sạch tuyệt đối cốc?

a. Cách làm sạch cốc

Đun sôi:

Đây là phương pháp được khuyến cáo bởi các công ty cung cấp cốc nguyệt san. Thông thường, bạn phải đun cốc trong nước sôi trước lần sử dụng đầu tiên hoặc sau khi kết thúc kinh kỳ để bảo quản

  • Đun sôi trên bếp: Thả cốc vào nồi nước đang sôi trên bếp và nhấn cốc chìm xuống nước trong vòng 3 phút. Có thể dùng gậy đánh trứng hoặc thìa để giữ cốc chìm hoàn toàn trong nước
  • Dùng lò vi sóng: Có thể để cốc trong các hộp chuyên dụng cho lò vi sóng và đổ đầy nước. Bây giờ bạn chỉ cần cho hộp vào lò và để trong tầm từ 2 – 5 phút

Lưu ý: Không đậy kín hộp vì hơi nước cần được thoát ra. Bạn có thể đặt hộp lên một cái đĩa để hứng nước sôi tràn ra và cuối cùng nhớ để nước nguội hoàn toàn mới lấy cốc ra 

Dùng nước rửa chuyên dụng và khăn lau:

Ngoài cách đun sôi, các bạn có thể dùng xà phòng chuyên dụng để làm sạch cốc nguyệt san. Một số nước rửa an toàn và thân thiện có thể kể đến như: DivaWash, Linka Feelbetter Wash hoặc Linka Cupwipes…

Dùng xà phòng:

Bạn có thể dùng bất kỳ loại xà phòng nào hoặc các loại nước rửa không chứa hương liệu, dầu hoặc thành phần kháng viêm để làm sạch cốc nguyệt san

Tablet :

Sử dụng Tablet (một loại viên nén) để vệ sinh cốc cũng là lựa chọn vô cùng lý tưởng

Dùng nước:

Vì một số người có thể bị nhạy cảm với xà phòng chuyên dụng hoặc các loại nước rửa khác nên nước thường là lựa chọn tối ưu nhất. 

b. Khử mùi

Máu vốn có mùi. Đặc biệt, kinh nguyệt khi tiếp xúc với không khí, khiến vi khuẩn phát sinh sẽ gây mùi rất khó chịu. Trong khi đó, cốc nguyệt san thường được thiết kế không mùi. Vậy có cách nào để loại bỏ các mùi khó chịu hiệu quả?

  • Rút ngắn thời gian sử dụng cốc giữa các lần rửa
  • Dùng Baking Soda: Thêm nước vào Baking Soda để tạo độ sệt vừa phải. Sau đó, dùng bàn chải đánh răng cũ chà sạch cốc nguyệt san. Nhớ đun sôi cốc trước khi sử dụng lại để đảm bảo an toàn cho âm đạo
  • Ngâm cốc với rượu, giấm trắng hoặc nước chanh trong vài giờ. Sau đó rửa lại thật sạch trước khi sử dụng
  • Phơi nắng: bạn có thể phơi cốc ngoài nắng khoảng và giờ sau khi đã ngâm hoặc đun sôi.

c. Loại bỏ vệt ố

Cốc nguyệt san sau khi dùng một thời gian sẽ chuyển sang màu nâu đỏ. Mặt dù vệt ố này không gây hại đến sức khỏe của bạn nhưng nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu và có cảm giác chúng chưa sạch. Vậy cần làm gì để loại bỏ các vết ố này?

  • Luôn rửa cốc với nước lạnh đầu tiên: cách này giúp hạn chế sự xuất hiện của các vết ố. Sau khi đã rửa hết các vết máu, hãy đun lại bằng nước nóng để làm sạch kỹ hơn
  • Dùng Hydrogen peroxide: hầu hết các chất này đều an toàn khi sử dụng trực tiếp từ chai. Tuy nhiên, bạn có thể pha loãng nếu thích. Hãy ngâm cốc với dung dịch này qua đêm để loại bỏ các vết bám cứng đầu

d. Làm sạch lỗ khí

Đặc biệt, cần chú ý làm sạch các lỗ khí. Nếu không, phần máu có thể vẫn còn đọng lại khiến vi khuẩn dễ dàng phát sinh. Bạn có thể dùng đồ đẩy nước cỡ nhỏ để làm sạch phần lỗ khí này

5. Dùng cốc nguyệt san ở nơi công cộng

Với cốc nguyệt san, các bạn có thể làm mọi điều bạn muốn mà không sợ bị tràn hay cộm khi vận động. Hơn nữa, sản phẩm này có thể dùng được nhiều giờ tùy vào lượng kinh nguyệt của bạn, vì vậy bạn không phải lo lắng về vấn đề tìm nhà vệ sinh công cộng

Cốc cho phép đổ đi và dùng lại ngay. Nhiều người có thể không cần rửa mà chỉ cần lau sạch rồi dùng lại. Chỉ cần đảm bảo cốc không còn dính máu hoặc bị nhiễm bẩn

Sau khi đã đổ hết phần kinh nguyệt vào bồn vệ sinh, hãy lau hết phần máu bị vón cục lại bằng khăn giấy và có thể đặt lại 

Bạn cũng có thể tìm một nhà vệ sinh công cộng dành cho gia đình bởi khu này thường rộng và có cả phòng tắm, bồn rửa mặt…

Mang theo chai nước nhỏ cũng là một ý tưởng khá thông minh. Bạn không cần dùng nước trong nhà vệ sinh công cộng mà vẫn có thể rửa sạch cốc khi cần

Dùng khăn giấy ướt để lau đi phần máu dính xung quanh cốc nguyệt san và để làm sạch trước khi tái sử dụng cũng rất tiện lợi

Nếu bạn muốn bảo vệ môi trường, có thể dùng khăn vải để lau cốc. Chỉ cần mang theo một chiếc khăn nhỏ trong túi và bạn có thể vệ sinh cốc nguyệt san bất cứ khi nào

6. Sử dụng cốc kinh nguyệt khi quan hệ tình dục

Hầu hết các công ty cung cấp cốc nguyệt san đều cam kết có thể quan hệ tình dục khi sử dụng cốc nguyệt san. Tuy nhiên, cốc không ngăn mang thai ngoài ý muốn hoặc phòng tránh các bệnh lây nhiễm khi quan hệ tình dục.

Nếu bạn và người ấy cảm thấy thoải mái và không có gì cản trở thì vẫn có thể quan hệ bình thường. Và một chiếc cốc mềm sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn

Bạn không cần lo lắng dưng vật sẽ chọc vào cuống cốc. Bởi cuống ngắn có thể dễ dàng bị tách sang một bên, còn cuống dài mềm có nhiều diện tích dễ uốn cong hơn khi gặp dương vật

Một số lời khuyên cho bạn:

  • Nên thay hoặc đổ trông cốc nguyệt san trước khi quan hệ để tránh nguy cơ bị rỉ hoặc tràn ra
  • Hãy khóa chốt cẩn thận trên cốc để tránh bị rỉ
  • Khi bị kích thích, âm đạo sẽ có xu hướng bị mở rộng và cổ tử cung cũng cao hơn bình thường. Vì vậy cốc có thể khó tiếp cận với cổ tử cung hơn. Cần đặt cốc đúng vị trí và sử dụng đến sáng mai khi đã đổ sạch trước khi quan hệ
  • Nếu bạn có nhiều hơn 1 cốc nguyệt san, có thể dùng chúng trong cùng một lần để có nhiều trải nghiệm mới

V – FAQ: 33 câu hỏi về cách sử dụng cốc nguyệt san

33 câu hỏi về cách sử dụng cốc nguyệt san

Q: Cốc nguyệt san được làm bằng gì?

A: Hầu hết cốc đều được làm bằng silicone y tế cao cấp –  chất liệu duy nhất được chứng nhận an toàn với cơ thể khi sử dụng trong thời gian dài. Một số khác làm bằng TPE và số ít làm bằng cao su

Q: Người bị dị ứng với cao su vẫn có thể dùng cốc nguyệt san?

A: Nếu bị dị ứng với cao su, bạn có thể nghiên cứu sâu về những chiếc cốc nguyệt san được làm bằng silicone đến từ những thương hiệu uy tín. Cần đặc biệt cẩn thận với những sản phẩm giá rẻ và đến từ nhà sản xuất kém nổi tiếng

Q: Có thể sử dụng cốc khi đang đặt vòng tránh thai không?

A: Hầu hết các công ty cung cấp cốc đều cho phép. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể. Nhớ giải phóng chốt seal trước khi lấy cốc ra ngoài vì nếu giật mạnh có thể ảnh hưởng đến vòng tránh thai

Tốt nhất nên đưa vòng tránh thai vào trước, sau đó đặt tiếp cốc vào

Q: Làm thế nào để đặt cốc đúng vị trí?

A: Âm đạo của chúng ta là một ống cơ đàn hồi. Chúng có thể co dãn để ôm lấy cốc nguyệt san để cố định chúng

Cốc nguyệt san có khả năng tạo một chốt seal quanh cổ tử cung

Kết hợp với các cơ xương chậu giúp giữ cốc nguyệt san vào đúng vị trí

Q: Liệu có cảm nhận được cốc khi đặt chúng?

A: Ống âm đạo không có quá nhiều dây thần kinh, vì thế nếu đặt cốc vào đúng vị trí, bạn sẽ không cảm nhận được có vật gì đó đang ở trong cơ thể mình

Nếu bạn cảm thấy có lực nén bên trong hoặc muốn đi tiểu thường xuyên hơn, không thể tiểu hết hoặc dòng tiểu bị chậm… có thể cốc quá cứng. Hãy thử một chiếc cốc mềm hơn nhé

Q: Cốc nguyệt san có thể bị tuột vào âm đạo không?

A: Hoàn toàn không vì âm đạo không phải là một ống thông dài. Tuy nhiên, nếu bạn có cổ tử cung cao hoặc âm dạo dài, cốc có thể bị tuột vào một chút. Và để đưa cốc đến gần âm đạo hơn, bạn phải dùng lực tác động mạnh hơn. Hãy thử dùng một cốc dài hơn hoặc cốc có hình chữ V

Q: Cốc nguyệt san có bị kẹt không?

A: Không nhé. Nhiều người mới sử dụng thường nghĩ cốc nguyệt san sẽ bị kẹt vào bên trong. Bạn chỉ cần cố chịu để đưa cốc đến gần với âm đạo. Và khi lấy ra, hãy túm lấy đế cốc, mở chốt seal và nhẹ nhàng kéo chúng ra.

Q: Liệu an ninh sân bay có phát hiện cốc nguyệt san không?

A: Quét an ninh sẽ không phát hiện ra cốc trong người bạn

Q: Cốc có an toàn khi đi máy bay không?

A: Áp suất máy bay không thể làm vỡ hoặc làm móp méo cốc nguyệt san của bạn

Q: Dùng cốc kinh nguyệt có đau không?

A: Dùng cốc kinh nguyệt không gây khó chịu hoặc đau. Nếu bạn biết cách chèn vào và lấy ra đúng, sẽ không có bất kỳ cảm giác gì cả

Khi đặt cốc đúng vị trí của nó, bạn sẽ không cảm thấy cộm hoặc nhận biết được sự hiện diện của nó

Q:. Sẽ có một chút lộn xộn khi dùng cốc kinh nguyệt đúng không?

A: Khi bạn chưa dùng quen, sẽ có một chút bối rối khi chèn và tháo ra khỏi âm đạo

Q: Làm thế nào để chọn được cốc có kích thước phù hợp?

A: Bạn có thể chọn cốc phù hợp với tình trạng cổ tử cung của mình. Nếu cố tử cung thấp hãy chọn cốc ngắn và ngược lại, chọn cốc dài cho người có cổ tử cung cao. Ngoài ra, có thể dựa vào lượng kinh nguyệt để chọn cốc phù hợp. Bạn có thể xem chi tiết tại đây

Q: Cốc kinh nguyệt có kéo dài âm đạo của tôi?

A: Có nhưng không vĩnh viễn. Vì âm đạo là một hệ cơ co giãn, sau khi lấy cốc ra, bộ phận này sẽ trở về với hình dạng như cũ

Q: Có thể sử dụng cốc nguyệt san khi vẫn còn trinh không?

A: Hoàn toàn có thể nhưng tốt nhất nên sử dụng các cốc có kích thước nhỏ

Q: Có thể sử dụng cốc nguyệt san khi ngủ không?

A: Có thể đặt cốc nguyệt san và ngủ nhé. Cốc cho phép chứa được lượng máu nhiều hơn băng vệ sinh vì vậy bạn có thể ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, cần đổ cốc một lần trước khi ngủ để chống nguy cơ tràn

Q: Có thể dùng khi bơi không?

A: Hoàn toàn có thể vì cốc chỉ hứng dòng nguyệt san chứ không hoạt động theo cơ chế hấp thụ nên không cần phải lo cốc thấm hút nước từ hồ bơi. Vậy nên bạn có thể bơi lôi thoải mái thậm chí lặn khi đặt cốc

Q: Khi nào nên đổ cốc nguyệt san?

A: Điều này tùy thuộc vào lượng kinh nguyệt của bạn. Dung tích tối đa của cốc cho phép bạn dùng được trong 12 tiếng. Hãy kiểm tra cốc sau  4- 6 tiếng để canh thời gian cho những lần tiếp theo

Q: Có thể đặt cốc nguyệt san để chơi thể thao không?

A: Cốc nguyệt san tạo cảm giác thoải mái khi hoạt động thể thao hơn so với các sản phẩm vệ sinh khác. Đặc biệt, cốc có thời gian sử dụng lâu hơn nên rất tiện dụng

Q: Liệu có thể sử dụng cốc nguyệt san khi quan hệ tình dục không?

A: Hầu hết các nhà cung cấp đều khẳng định có thể dùng cốc nguyệt san không ảnh hưởng đến quan  hệ tình dục. Bạn có thể liên hệ với công ty sản xuất để hỏi rõ hơn về sản phẩm mình dùng. Và nhớ là cốc nguyệt san không ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn cũng như các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục

Q: Cốc nguyệt san có ngăn ngừa khả năng mang thai?

A: Cốc nguyệt san không có khả năng ngừa thai và các bệnh nhiễm trùng tình dục

Q: Làm thế nào để làm sạch cốc nguyệt san?

A: Có thể dùng nước, xà phòng nhẹ, thuốc khử trùng, đun sôi trên bếp hoặc lò vi sóng, ngâm trong rượu/  Hydrogen peroxide/ nước cốt chanh/ giấm trắng, phơi nắng

Q: Nên đun sôi cốc nguyệt san trong bao lâu?

A: Cần đun sôi và để cốc nguyệt san ngập nước ít nhất từ 3 -5 phút

Q: Kinh nguyệt có chảy ngược vào tử cung nếu bạn lộn ngược?

A: Lối mở cổ tử cung rất nhỏ và xung quanh có nhiều cơ co thắt vì thế kinh nguyệt khó có thể chảy ngược vào bên trong khi lộn người 

Q: Tại sao cốc nguyệt san lại bị lệch?

A: Có nhiều lý do khiến cốc bị lệch hoặc di chuyển khi đặt. Hầu hết những người cắt bỏ phần cuốc cuốc đều gặp phải vấn đề này. Hoặc do cốc quá nhỏ so với cổ tử cung của bạn và như vậy khó tạo được một chốt giữ cố định an toàn.

Nếu bạn thường xuyên gặp phải vấn đề này, hãy thử dùng một chiếc cốc to hơn hoặc thử với cốc có hình dạng khác

Q: Có thể sử dụng cốc nguyệt san khi để móng tay dài không?

A: Mặc dù có thể hơi bất tiện một chút nhưng bạn vẫn có thể dùng cốc nguyệt san khi để móng tay dài nhé

Lưu ý khi đưa ngón tay vào âm đạo để đặt cốc, nhớ kẹp ngón trỏ và ngón cái với nhau để móng tay không đâm vào vùng nhạy cảm

Bạn có thể dùng móng tay để mở cốc. Nếu móng chưa đủ dài hãy thử đeo móng giả để mở cốc dễ dàng hơn. Dùng cũi ngón tay hoặc găng tay cũng là một gợi ý nên thử

Và một điều quan trọng bạn cần nhớ chính là vệ sinh sạch móng trước khi đặt cốc để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng âm đạo

Q: Có thể sử dụng cốc nguyệt san khi không trong kinh kỳ không?

A: Vẫn có thể nhé. Nhiều người dùng cốc nguyệt san hằng ngày để chống khô. Hoặc nhiều người đặt phòng đèn đỏ đến bất ngờ

Q: Tại sao cốc nguyệt san lại bị rỉ?

A: Trước tiên bạn cần xác định cốc nguyệt san thật sự bị rỉ hay đó chỉ là máu thừa. Nếu là máu thừa, có thể làm sạch bằng khăn giấy ướt hoặc vải. Nếu cốc bị rỉ, hãy kiểm tra vị trí của cốc, chốt seal hoặc đổ cốc sớm hơn thời gian sử dụng bình thường của bạn và có thể thử tìm một chiếc cốc có dung tích lớn hơn.

Q: Tại sao cốc lại bị trượt xuống?

A: Có thể do bạn đã chọn nhầm kích thước của cốc

Q: Cốc nguyệt san quá dài, phải làm sao đây?

A: Trước tiên, bạn hãy thử xoay cốc từ trong ra ngoài xem chúng có thoải mái với cơ thể không. Nếu không bạn có thể cắt bỏ bớt phần thân hoặc tốt nhất nên tìm một kích thước nhỏ hơn

Q: Làm sao khi không chạm đến cốc nguyệt san?

A: Đừng quá lo lắng vì cốc nguyệt san sẽ không thể bị tuột sâu vào bên trong. Đầu tiên, bạn phải tìm một vị trí thuận tiên, sau đó ngồi xổm trên các ngón chân của mình. Hãy thử tìm cuống cốc. Nếu không thấy, hãy thử thực hiện động tác đẩy hông để cổ tử cung về gần nhất với lỗ mở âm đạo

Q: Phải làm sao với cốc kinh nguyệt khi không sử dụng?

A: Hãy rửa sạch chúng và bảo quản cho lần dùng tiếp theo. Hầu hết khi mua cốc bạn sẽ được tặng kèm một túi đựng. Nếu không, bạn có thể tử tìm một túi khác và nhớ các túi này phải thông khí nhé

Hoặc có thể để cốc trên kệ tủ, ngăn kéo… và không để gần vật nuôi trong nhà nhé

Q: Một cốc nguyệt san có thể dùng được trong bao lâu?

A: Bạn có thể dùng trong vòng 10 năm nếu được bảo quản cẩn thận nhé

Q: Khi nào nên thay cốc nguyệt san?

A: Sau mỗi kinh kỳ, bạn nhớ kiểm tra cốc của mình trước khi cất chúng đi. Nếu phát hiện có vết nứt, vết rạch hoặc trầy xước, có màu… hãy thay cốc mới

Q: Có thể sử dụng cốc nguyệt san khi tử cung bị nghiên không?

A: Nhiều người vẫn đang sử dụng cốc nguyệt san với tử cung nghiên và mọi chuyện vẫn ổn. Bạn có thể chọn một loại cốc ngắn hơn cho mình nếu tử cung nghiên

Q: Liệu có phải tháo cốc khi đi vệ sinh không?

A: Không nhé! Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng tháo ra sẽ an toàn hơn. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Nếu bạn cảm thấy khó tiểu hoặc tiểu chậm… hãy thử một loại cốc mềm hơn xem sao nhé.

Vậy là TuDienLamDep vừa cùng bạn tìm hiểu về cách sử dụng cốc nguyệt san và những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng. Nếu bạn vẫn còn lo lắng, hãy thử một lần trải nghiệm để thấy được sự tiện dụng của sản phẩm này 

You might like

About the Author: Dương Thùy Trang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *