Cốc nguyệt san là gì? Liệu băng vệ sinh có phải là giải pháp tối ưu nhất?

cốc nguyệt san

Bạn cảm thấy không thoải mái vào những ngày dâu rụng? Bạn đang cần một giải pháp vừa vệ sinh lại vừa an toàn và tiện lợi? Vậy còn chần chừ gì mà không tìm hiểu thêm về cốc nguyệt san cùng TuDienLamDep ngay

I – Tìm hiểu về cốc nguyệt san

1. Cốc nguyệt san là gì?

Cốc nguyệt san là một dụng cụ đeo vào bên trong âm đạo hoặc bên dưới cổ tử cung để hứng kinh nguyệt. Đây là một lựa chọn tuyệt vời để thay thế cho băng vệ sinh vì có thể tái sử dụng nhiều lần.

Thông thường, một cốc có thể dung tích nhiều hơn 1 tampon cỡ lớn. Nhờ đó, các bạn có thể tự tin vận động cả ngày dài mà không lo tràn. Đặc biệt, khi được đặt đúng vị trí, cốc sẽ không gây khó chịu hoặc bị lệch ra ngoài.

Bạn có thể sử dụng cốc tối đa 12 tiếng tùy vào lượng kinh nguyệt của bạn. Tuy nhiên, cần chú ý thay cốc đúng thời gian quy định để vệ sinh chúng. Bạn rửa sạch và có thể dùng lại ngay lập tức sau đó.

Thay vì hấp thụ kinh nguyệt như băng vệ sinh thì cốc sẽ hứng trực tiếp. Do vậy, sản phẩm không gây ảnh hưởng đến pH và các khuẩn lợi giúp cân bằng môi trường âm đạo của bạn

Thực tế, cốc nguyệt san đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1860. Đến năm 1932, thiết kế hiện đại của dụng cụ này tiếp tục nhận được bằng sáng chế. Tuy nhiên, cốc nguyệt san vẫn chưa được biết đến rộng rãi. Đến năm 1987, cốc kinh nguyệt cao su đầu tiên ra đời. Và ngày nay, trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều mẫu cốc khác nhau với thiết kế và chất liệu vô cùng đa dạng

2. Cấu tạo

Cùng tìm hiểu về cấu tạo của một chiếc cốc nguyệt san ngay sau đây nhé

Vành:

Tùy vào từng loại mà hình dáng vành cốc sẽ thay đổi khác nhau. Có loại vành thông thường, có loại vành loe và cũng có loại không rõ vành

Vành:

Vành phụ:

Đây là phần nối giữa vành chính và thân cốc. Vành phụ thường thon và có độ dốc nhất định ở các cạnh. Phần này thường dày và cứng hơn so với các bộ phận khác

Mặc dù không có sự chuyển tiếp quá rõ ràng, tuy nhiên càng đổ về vành chính, vành phụ càng dày hơn.

Thế nhưng vẫn có một số loại cốc không cần vành phụ mà gắn liền vành chính với thân cốc.

Vành phụ:

Lỗ khí:

Cốc nguyệt san có thể được thiết kế lỗ khí hoặc không tùy vào mỗi loại. Và tùy mỗi loại mà số lượng lỗ khí, vị trí lỗ cũng khác nhau

Các lỗ khi này sẽ cho phép cốc mở nhờ không khí bên ngoài tràn vào và cốc sẽ căng lên.

Nếu không có lỗ khí, cốc dễ bị móp méo hoặc không thể co dãn kích thước. Và như vậy có thể khiến bạn bị đau mỗi khi đặt vào hoặc lấy cốc ra khỏi âm đạo.

Nếu lỗ khí quá thấp hoặc quá lớn có thể khiến kinh nguyệt trong cốc bị rỉ ra.

Phần thân:

Thân là bộ phận chính của cốc. Thông thường phần này sẽ có hình dạng giống một chiếc chuông

Vòng kẹp/ đáy cốc:

Đây là phần nối giữa thân cốc và phần cuống. Khi muốn rút cốc và, đây là phần bạn kẹp hai ngón tay lại để rút ra

Phần seal:

Seal là miếng Sillicon ngăn cách giữa thân cúp và cuống. Phần này được thiết kế mỏng hay dày tùy vào nhà sản xuất. Nếu bạn muốn cắt bớt phần cuống hãy cẩn thận kẻo cắt bỏ luôn seal nhé.

Phần seal:

Cuốn:

Cuốn là phần thanh dài phía dưới đáy. Bộ phận này giúp bạn dễ dàng xác định vị trí của cốc chứ không phải là nơi để nắm rút cốc ra đâu nhé. Nếu cuốn quá dài, các bạn có thể tỉa ngắn bớt.

Cuốn:

Vạch đo:

Nhiều cốc nguyệt san sẽ có vạch đo để bạn theo dõi lượng kinh nguyệt của mình

3. Chất liệu

Cốc nguyệt san thường được làm từ 3 nguyên liệu: Silicone y tế cao cấp, vật liệu đàn hồi nhiệt dẻo TPE, và cao su tự nhiên

Hầu hết các cốc đều được làm bằng Silicone y tế cao cấp. Chất liệu này được cho là tương thích sinh học bởi chúng hoàn toàn an toàn khi sử dụng bên trong cơ thể

Bên cạnh đó cũng có nhiều cốc được làm bằng vật liệu đàn hồi nhiệt dẻo hay cao su nhiệt dẻo. TPE được tạo ra từ hỗn hợp các polyme, thường là nhựa và cao su và thường được sử dụng làm ống thông trong lĩnh vực y tế

Cốc nguyệt san bằng cao su tự nhiên được khuyến khích cho những người nhạy cảm với cao su

II – So sánh cốc nguyệt san và băng vệ sinh

Cùng làm một vài so sánh nhỏ về cốc nguyệt san (CNS) và băng vệ sinh (BVS):

So sánh cốc nguyệt san và băng vệ sinh

1. Thời hạn sử dụng:

  • CNS: Hầu hết các cốc đều có khả năng tái sử dụng. Nếu được vệ sinh và bảo quản đúng cách, một cốc có thể dùng được đến tân 10 năm
  • BVS: Băng vệ sinh chỉ sử dụng được 1 lần. Và đồng nghĩa bạn phải thương xuyên chi tiền cho khoản này

2. Thời gian sử dụng:

  • CNS: Có thể dùng liên tục suốt 12 tiếng tùy vào lượng kinh nguyệt. Dung tích trung bình của cốc thường là 30ml
  • BVS: Cần phải thay sau 4 giờ. Nếu bạn sử dụng tampon (băng vệ sinh dạng ống) thì được khuyến cáo nên thay sau 8 tiếng.

3. Số lượng: 

  • CNS: Chỉ cần duy nhất 1 cốc là có thể thoải mái vi vu
  • BVS: Cần mang theo băng vệ sinh dự trữ mối khi ra ngoài hoặc đi du lịch

4. Sự thoải mái:

  • CNS: Nếu cốc được đặt đúng chỗ bạn sẽ không cảm giác bị vướng hoặc khó chịu
  • BSV: Băng vệ sinh được đeo bên ngoài có thể vì thế dễ gây cộm hoặc khó chịu. Đôi khi chúng còn dễ bị lộ khi mặc đồ ôm

5. Sự ảnh hưởng:

  • CNS: Cốc chỉ hứng chứ không hấp thụ, vì vậy không ảnh hưởng đến các dịch tiết tự nhiên của cơ thể. Nhờ đó bạn có thể lấy ra dễ dàng mà không lo đau rát. Không gây ảnh hưởng đến pH hoặc các khuẩn lợi trong vùng kín
  • BSV: Băng vệ sinh sử dụng cơ chế thấm hút nên khiến âm đạo bị khô và đôi khi khiến vùng kín bị rát.

6. Vệ sinh:

  • CNS: Có thể dễ dàng vệ sinh và bảo quản sau khi sử dụng
  • BVS: Thường sẽ thải ra môi trường và có thể bốc mùi khó chịu

7. Tiện lợi:

  • CNS: Tiện dụng, có thể dùng cả khi bơi lội
  • BVS: Có thể dùng trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, băng vệ sinh có thể thấm hút cả nước hồ bơi nên khá bất tiện với các hoạt động dưới nước

III – Ưu và nhược điểm của cốc nguyệt san

Ưu và nhược điểm của cốc nguyệt san

1. Ưu điểm

  • Tiết kiệm: Các bạn chỉ cần chi một lần và có thể tái sử dụng trong vòng 10 năm thay gì phải chi tiền mỗi tháng cho băng vệ sinh
  • Đảm bảo độ an toàn: Thay vì thấm hút, cốc sẽ hứng kinh nguyệt. Do vậy hạn chế tối đa nguy cơ mắc hội chứng sốc độc tố và các bệnh nhiễm trùng khác
  • Có dung tích lớn hơn: cốc có thể chứa 1 đến 2 ounce  kinh nguyệt
  • Thân thiện với môi trường: vì có thể tái sử dụng sau khi vệ sinh sạch nên dụng cụ này hoàn toàn an toàn với môi trường
  • Cho phép quan hệ tình dục: các cốc dùng một lần cho phép bạn có thể thân mật mà không gây ảnh hưởng hoặc cản trở
  • Có thể đeo cốc có vòng tránh thai

2. Nhược điểm

  • Khó khăn trong việc lấy cốc: nếu bạn chưa quen hoặc không khéo léo khi lấy cốc nguyệt san ra khỏi cơ thể có thể khiến kinh nguyệt bị tràn ra ngoài
  • Khó chèn cốc đúng vị trí
  • Khó tìm được loại cốc phù hợp: vì hiện nay có rất nhiều cốc trên thị trường, để tìm được một dòng với kích thước phù hợp cần phải thử nhiều lần với các nhãn hiệu khác nhau
  • Có thể gây dị ứng với chất liệu: hầu hết cốc đều được làm từ Silicone y tế cao cấp để phù hợp với những người nhạy cảm với cao su. Tuy nhiên, chất liệu này không hoàn toàn dịu nhẹ với tất cả mọi người
  • Gây kích ứng: Cốc không được vệ sinh và bảo quản đúng cách có thể gây kích ứng cho người dùng. Ngoài ra chúng có thể gây khí chịu trong quá trình đặt cốc mà không bôi trơn trước
  • Có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng: không tái sử dụng cốc dùng 1 lần. Nhớ vệ sinh cốc và tay thật sạch sau khi dùng

3. Vậy có nên sử dụng cốc nguyệt san?

Các chuyên gia y tế đều đánh giá cốc nguyệt san rất an toàn khi sử dụng. Nếu bạn có thể sử dụng theo chuẩn hướng dẫn sử dụng, khả năng xảy ra rủi ro là vô cùng thấp

Nhiều người lựa chọn cốc nguyệt san bởi chúng có thể tái sử dụng và không cần phải thay nhiều lần như băng vệ sinh

Tuy nhiên cũng sẽ có vài trường hợp cần đặc biệt thận trọng khi dùng cốc kinh nguyệt:

  • Người có vấn đề về âm đạo: có thể khiến âm đạo bị chèn sâu hoặc gây đau rát khi sử dụng
  • U xơ tử cung: có thể gây đau vùng xương chậu và khiến tình trạng bệnh nặng hơn
  • Lạc nội mạc tử cung: gây đau mỗi khi đến kinh kỳ
  • Người bị thay đổi vị trí tử cung: có thể ảnh hưởng đến vị trí đặt cốc

Những đối tượng trên đây không phải hoàn toàn không nên sử dụng cốc kinh nguyệt. Các vấn đề này chỉ khiến việc sử dụng gặp nhiều khó khăn hơn, vì thế bạn nên cân nhắc trước khi dùng

IV – Cách sử dụng cốc nguyệt san

Hãy làm theo các bước như chỉ dẫn của TuDienLamDep:

  1. Vệ sinh hợp lý: Trước khi sử dụng, cần đảm bảo tay bạn hoàn toàn được vệ sinh sạch
  2. Bình tĩnh và thả lỏng: Đối với những bạn lần đầu tiên sử dụng, lo lắng là chuyện bình thường. Thế nhưng, lo lắng sẽ khiến các dây thần kinh ở âm đạo căng thẳng. Vì vậy, bạn hãy thả lỏng cơ thể để có thể đặt cốc dễ dàng hơn
  3. Nên tập đặt cốc trước: Để có thể sử dụng cốc thành thục, tốt nhất bạn nên thử tập trước khi bạn trong thời kinh nguyệt
  4. Luyện kỹ thuật gấp: Cốc kinh nguyệt thường được làm từ silicone nên chúng rất dẻo. Cách gấp phổ biến nhất chính là gấp nếp C (gấp một bên mép của cốc để tạo thành hình chữ C). Hoặc vặn cốc cho giống hình dạng số 7 cũng rất dễ đưa vào âm đạo. Hãy luyện gấp để có thể đặt cốc nhẹ nhàng và chuẩn xác hơn
  5. Chọn tư thế thoải mái nhất: Bạn có thể ngồi trên bồn vệ sinh, ngồi xổm hoặc nâng chân lên khi đặt cốc nguyệt san. Hãy chọn tư thế thoải mái nhất khi sử dụng cốc
  6. Kiểm tra vị trí của cốc: Sau khi đặt cốc vào trong cơ thể bạn có thể kiểm tra xem vị trí đó có chuẩn hay không. Nếu bạn vẫn cảm nhận được có gì trong âm đạo tức cốc chưa đặt đúng vị trí, hãy di chuyển đến khi bạn hoàn toàn thấy thật tự nhiên
  7. Thoải mái đi đứng: Nếu cốc đã được đặt đúng vị trí, các bạn có thể thoải mái đi lại mà không lo bị tràn
  8. Rút cốc ra ngoài: Nhiều người khá băn khoăn không biết nên làm sao để rút cốc ra ngoài. Bạn nên nhẹ nhàng tìm đáy cốc dựa theo cuốn. Sau đó nhẹ nhàng bóp cốc để mở khóa/ chốt seal. Cuối cùng chỉ cần nhẹ nhàng kéo cốc ra khỏi cơ thể là xong
  9. Vệ sinh cốc: Sau mỗi lần sử dụng, trước khi đặt lại bạn nên làm sạch với nước. Sau kỳ kinh nguyệt, tốt nhất nên rửa trong nước sôi tầm một vài phút. Nếu phải rửa cốc nguyệt san trong phòng tắm công cộng, tốt nhất bạn nên dùng khăn giấy lau sạch trước khi sử dụng lại
  10. Biết được khi nào nên dùng cốc nguyệt san: Nhiều người chưa từng dùng cốc nguyệt san cho rằng cốc không sử dụng được khi đặt ống tử cung hoặc đi bơi. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn là sai nhé.

cách dùng cốc nguyệt san

TuDienLamDep đã có 1 bài cực kì chi tiết về cách sử dụng cốc nguyệt san, từ 6 cách gấp cốc, cách đặt cốc, tháo cốc sao cho dễ dàng, khắc phục sự cố khi sử dụng (rò rỉ, cốc méo,…), các lưu ý (như bảo quản, vệ sinh, thời gian thay cốc…). Bạn có thể xem chi tiết tại:

Chi tiết: Hướng dẫn dùng cốc nguyệt san đúng cách (chi tiết)

Trên đây là những chia sẻ về cốc nguyệt san dành cho những bạn đang tìm một giải pháp mới vào ngày dâu rụng. Hãy thử để đánh bay hết mọi lo lắng về vấn đề con gái nào.

You might like

About the Author: Dương Thùy Trang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *